
-
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm
-
Sắp tăng giá dịch vụ sử dụng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thêm 5%
-
Thông tin cơ bản về Liên minh Nghị viện thế giới (IPU)
-
Đề nghị thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương
-
Các khoản thu ngân sách từ sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực -
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Armenia
Chuyện "giá hay phí BOT" được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá đề cập tại cuộc họp ngày 29/5.
Thẳng thắn cho rằng đây là câu chuyện được nói nhiều gần đây, Phó thủ tướng nhận định việc đổi tên "trạm thu phí" BOT thành "trạm thu giá" của Bộ Giao thông Vận tải chưa chuẩn xác, gây xôn xao dư luận.
"Thực chất ở đây là chuyển từ phí sang giá, nhưng đặt tên thế nào cho đúng, trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt thì phải nghiên cứu. Chúng ta sẽ cập nhật lại chỗ này", ông nói và đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, sớm cập nhật lại tên gọi trên.
![]() |
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá. Ảnh: Chung Vũ |
Thời gian qua, nhiều trạm thu phí BOT đã trở thành "trạm thu giá". Giải thích việc thay đổi này, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, theo quy định hiện hành, phí là khoản người dân phải trả khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, trong khi BOT là sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp nên mới có sự chuyển đổi cách gọi sang thu giá (giá sử dụng đường bộ). Theo ông, "việc đổi tên này không có gì khác mà giúp linh động hơn".
Tuy nhiên, chia sẻ với VnExpress, Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, thực chất việc đổi tên là lách luật, đánh tráo khái niệm. "Có thể thu phí, thu thuế... chứ không thể thu giá do giá không phải là thứ có thể thu được. Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, dịch vụ. Thu biểu hiện bằng tiền quả thực là một thứ khá tối nghĩa và ngô nghê", ông nói.
Ngoài ra, Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá cũng yêu cầu Bộ Giao thông tiếp tục rà soát các trạm BOT đã quyết toán để giảm giá, phí dịch vụ đường bộ.
Nêu ý kiến tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, các trạm BOT đã cơ bản hoàn thành điều chỉnh theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ là “ưu tiên giảm phí hơn giảm thời gian thu phí”.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai thu phí không dừng hai làn hai chiều và một làn hỗn hợp ở 78 trạm BOT vào cuối năm 2018, dự kiến đưa tất cả các làn thành thu phí không dừng vào cuối 2019, bảo đảm giảm chi phí nhân công của các trạm.
Cùng với đó, Bộ này sẽ kiểm soát chặt giá dịch vụ cảng biển, hàng không, khuyến khích kết nối các loại hình vận tải để tránh sức ép sang đường bộ.

-
Hà Nội siết quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện -
Việt Nam xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược -
Phú Yên kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất -
Yêu cầu Bộ Công thương ban hành khung giá điện cho các nguồn điện trước ngày 10/4/2025 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân -
Bài toán mà nền kinh tế Việt Nam đang đối diện là "vượt qua chính mình" -
[Ảnh] Chủ tịch nước và Nhà Vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp