Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Bộ Giao thông Vận tải: Nghiên cứu sử dụng tên gọi cho phù hợp hơn cho trạm thu giá
Anh Minh - 28/05/2018 10:19
 
Đây là một trong những nội dung liên quan đến việc chuyển đổi cơ chế quản lý dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh vừa được Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Khi nhiều trạm BOT đổi bảng trạm “thu phí” thành trạm “thu giá” thì xuất hiện nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc thay đổi cách gọi tên này.
Khi nhiều trạm BOT đổi bảng trạm “thu phí” thành trạm “thu giá” thì xuất hiện nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc thay đổi cách gọi tên này.

Trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ được gửi đi vào cuối tuần trước, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết cơ chế quản lý dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được chia làm hai giai đoạn.

Cụ thể, trong giai đoạn trước 1/1/2017 , Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, theo đó “Phí sử dụng đường bộ” nằm trong danh mục Phí, lệ phí quy định tại Pháp lệnh này và do Nhà nước quản lý, ban hành (đối với đường quốc lộ thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính ban hành, đối với đường địa phương thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành).

Căn cứ quy định nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ như Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ và Thông tư 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ. Đối với từng dự án cụ thể, Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu riêng cho từng dự án và mức thu nằm trong khung quy định chung tại Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Như vậy, trước thời điểm 1/1/2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được quản lý theo cơ chế phí ban hành theo Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Giai đoạn từ 01/01/2017 đến nay, cơ chế quản lý dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh có sự thay đổi lớn.

Cụ thể, ngày 25/11/2015, Quốc hội đã ban hành Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017. Theo danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo Phụ lục 02 của Luật phí và lệ phí này thì có 17 loại phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ trong đó “Phí sử dụng đường bộ” được chuyển đổi thành “Giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh”. 

Trên cơ sở Luật phí và lệ phí và Luật Giá, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá trong đó Khoản 7, Điều 1 quy định: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định: Giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ gồm đường quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý; UBND tỉnh quy định: Giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh;

Như vậy, kể từ 1/1/2017 dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế Giá là phù hợp với Luật phí và lệ phí, Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Triển khai Luật Phí và lệ phí, Luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý và Thông tư 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Tại các Thông tư này đã quy định rõ, đầy đủ “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”.

Tuy nhiên, có một số trường hợp các Nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “Trạm thu Giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua. Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến của người dân, các cơ quan báo chí và sẽ yêu cầu Tổng cục ĐBVN làm việc với các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp.

Để BOT không dậy lại sóng
Có lẽ, cách đây hơn 1 năm, khi đổi tên Trạm thu phí Pháp Vân thành Trạm thu giá Pháp Vân, ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Pháp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư