Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Bảo hiểm Đức suy sụp vì 3 vụ tai nạn máy bay
Mai Nguyễn - 31/12/2014 14:48
 
Hãng bảo hiểm Allianz của Đức, công ty tái bảo hiểm chịu trách nhiệm chính trong vụ chiếc máy bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia chở theo 162 người hiện đang mất tích tại vùng biển Indonesia cho biết đây là vụ tai nạn hàng không lớn thứ ba trong năm mà hãng phải giải quyết.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Máy bay QZ8501 của AirAsia có thể 'nằm dưới đáy biển'
Phó tổng thống Indonesia: 'Máy bay AirAsia có thể đã rơi'

Trước khi xảy ra vụ việc của AirAsia, công ty Allianz cũng đã phải giải quyết bảo hiểm cho hai vụ tai nạn hàng không khác là vụ chuyến bay MH370 mất tích trên Ấn Độ Dương hồi tháng 3, và vụ máy bay MH17 bị bắn hạ trên không phận Ukraine hồi tháng 7 vừa rồi. Cả hai vụ tai nạn đều xảy ra với hãng hàng không Malaysia Airlines, một khách hàng khác của Allianz.

Người dân cầu nguyện cho các nạn nhân có mặt trên MH370 và QZ8501 vẫn đang được tìm kiếm

Trong thông cáo gửi tới cho hãng Reuters, một người phát ngôn của công ty Allianz cho biết: "Chúng tôi khẳng định rằng chi nhánh tại Anh của Tập đoàn Toàn cầu Allianz (AGCS) sẽ chịu trách nhiệm tái bảo hiểm cho AirAsia, bao gồm bảo hiểm máy bay và bảo hiểm trách nhiệm".

Theo một báo cáo của Allianz, tai nạn hàng không đứng thứ tư trong danh sách 10 thiệt hại gây thất thoát bảo hiểm không liên quan tới thiên tai trong vòng 8 tháng đầu năm 2014.

Những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra đang gây sức ép lên ngành hàng không với chi phí hoạt động đắt đỏ và yêu cầu cao về các quy định an toàn khi bay.

Allianz từ chối đưa ra bình luận về số tiền bảo hiểm, hay tên các hãng bảo hiểm khác với số tiền bảo hiểm phải chi trả cho chiếc máy bay Airbus A320-200 bị mất tích của hãng AirAsia. Tuy nhiên, theo ước tính của Reuters, số tiền bảo hiểm tối thiểu cho vụ tai nạn này có thể lên đến 100 triệu USD.

Doanh nghiệp bảo hiểm quên bảo hiểm cho chính mình

Các doanh nghiệp bảo hiểm là bậc thầy về quản trị rủi ro. Nhưng, có một thực tế đáng buồn là họ mải lo bảo hiểm rủi ro cho “người khác”, hơn là quản trị rủi ro cho chính mình. Chưa kể, áp lực doanh thu đang đè nặng lên vai CEO bảo hiểm, dồn xuống các nhân viên cấp dưới, khiến quản trị rủi ro bị bỏ quên.

Gian lận đang bóp nghẹt thị trường bảo hiểm

() Các vụ gian lận bảo hiểm thường xuyên diễn ra làm đau đầu các công ty bảo hiểm. Về lâu dài, nếu không được khống chế, tình trạng này sẽ “bóp nghẹt” thị trường bảo hiểm.

PVI bán bảo hiểm qua điện thoại

() Tổng công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI) và Trung tâm Giải pháp Công nghệ Thông tin & Viễn thông Viettel - Tập đoàn Viễn thông Quân đội vừa ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán bảo hiểm trên điện thoại di động (Mobile Insurance).

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư