-
Người dân TP.HCM háo hức khám phá không gian ngầm hiện đại của tuyến Metro số 1 -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nhiều hoạt động thể thao chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam -
Họa sĩ Hoàng Phong: Đến núi Bà Đen để đánh thức sự tĩnh lặng -
Các nghệ sĩ tổng duyệt "Anh trai vượt ngàn chông gai" trong giá lạnh -
10.000 vận động viên tham gia VnExpress Marathon Hai Phong 2024 -
6 năm xã hội hóa sách giáo khoa: 2.656 tác giả tham gia; môn học nhiều nhất có 10 cuốn
Ou Xiaobai (đội mũ) và bạn gái. Ảnh: BBC |
Tại Trung Quốc, áp lực phải kết hôn đối với thiếu nữ độc thân là rất lớn. Bạn có thể đem lòng yêu và cưới chàng trai trong mộng, cùng nhau tận hưởng cuộc sống hạnh phúc đến hết đời. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu người mà bạn yêu không phải là một người đàn ông? Ở đất nước tỷ dân này, đồng tính không phải là vấn đề mà các bậc cha mẹ dễ dàng chấp nhận. Trên thực tế, nó còn bị Hiệp hội Tâm thần học Trung Quốc xếp vào một dạng rối loạn thần kinh.
Trước hoàn cảnh này, Ou Xiaobai, một cô gái 32 tuổi sống ở Bắc Kinh, mới đây chia sẻ rằng một cuộc hôn nhân giả đã giúp cô vừa làm vui lòng gia đình vừa bảo vệ được tự do, tình yêu của mình thế nào.
Ou kết hôn với một người đàn ông năm 2012. Khi đó, cô đang có cuộc sống hạnh phúc bên bạn gái ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, gia đình cô ở Đại Liên không biết về giới tính thật của cô nên liên tục hối thúc cô lấy chồng. Cha mẹ liên tục hỏi Ou có đang gặp gỡ ai không, và tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi bố cô qua đời, mẹ cô vì lo lắng con gái không muốn ổn định cuộc sống nên năm nào cũng lên Bắc Kinh ở cùng cô vài tháng.
Nhận thấy mình không còn cách nào để né tránh, Ou tìm đến vài người bạn để được giúp đỡ, và nhờ thế cô biết đến chuyện kết hôn giả.
Theo BBC, Ou được một người bạn giới thiệu với chồng. Anh là một người đàn ông tốt bụng, và cũng giống như Ou, anh sống cùng bạn trai nhiều năm nay nhưng chưa công khai về giới tính. Trong đám cưới, bạn gái Ou vừa là phù dâu, vừa là người trang điểm, tư vấn về váy cưới cho cô. Ou cho hay bạn gái cô cũng như bạn trai của chồng đều rất ủng hộ chuyện này.
Chứng kiến người thân trong gia đình đã hạnh phúc ra sao trong đám cưới, Ou biết mình đã có quyết định đúng đắn, bởi chỉ bằng cách đó thì vợ chồng cô mới có thể khiến những người khác hài lòng. Cuộc hôn nhân giúp bố mẹ Ou yên tâm khi biết con gái sẽ có người chăm sóc sau khi họ qua đời, còn chồng cô cũng không bị đồng nghiệp thường xuyên thúc giục, tạo cơ hội để hẹn hò với các cô gái.
Thời gian đầu mới cưới, vợ chồng Ou cùng về thăm gia đình vào những kỳ nghỉ lễ truyền thống như Tết Nguyên đán và Ou thường xuyên ngồi cạnh chồng trong những lần liên hoan công ty. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, khi gia đình và đồng nghiệp đã hoàn toàn tin tưởng, cả hai ít khi phải giả vờ cư xử như một cặp vợ chồng thực sự.
Hiện Ou sống cùng bạn gái, còn chồng ở với bạn trai. Cả bốn người trở thành bạn tốt và thỉnh thoảng lại đi ăn tối cùng nhau.
Ou hy vọng đến khi gia đình phát hiện ra chuyện cô kết hôn giả, xã hội Trung Quốc đã có cái nhìn thoáng hơn về cộng đồng LGBT. Ảnh: BBC |
Kết hôn xong, những người biết rõ xu hướng tình dục của Ou bắt đầu tìm đến cô để xin lời khuyên. Lúc này, cô gái nhận ra có rất nhiều người giống mình đang cần được giúp đỡ. Nhận thấy ở Trung Quốc hiện có 70 triệu người đồng tính, và hàng triệu cô gái trong số đó muốn kết hôn giả với những người đồng tính nam để che giấu thân phận, Ou và bạn gái đã thành lập một dịch vụ trên mạng xã hội. Suốt một năm qua, cả hai đã tổ chức hơn 80 sự kiện, giúp 100 cặp đôi kết hôn giả thành công.
Tuy nhiên, Ou cũng hiểu được rằng đối với nhiều người, việc kết hôn giả có thể là khởi đầu của một cơn ác mộng. Mọi chuyện có thể khá mạo hiểm nếu như các thành viên khác trong gia đình sống cùng thành phố, đột nhiên đến thăm nhà mà không báo trước và phát hiện ra sự thật. Trong những trường hợp này, việc có một ngôi nhà khác để qua mắt họ là rất cần thiết, tuy nhiên duy trì chuyện này trong thời gian dài sẽ khiến hai bên rất mệt mỏi.
Ngoài ra, một câu hỏi thường gặp sau khi kết hôn mà vợ chồng Ou phải đối mặt là bao giờ sẽ sinh con. Nếu lựa chọn phương pháp thụ tinh ống nghiệm, thì rất có thể họ sẽ phải sống chung để nuôi dạy đứa trẻ. Mọi việc sẽ trở nên vô cùng phức tạp. Chính vì thế, vợ chồng Ou cố gắng né tránh vấn đề này, và đang tập trung vào việc tìm cho bạn gái Ou một "anh chồng giả".
Ou cũng nhận định sớm muộn gì gia đình cũng sẽ phát hiện ra sự thật. Nhưng cô tin đến lúc đó, xã hội Trung Quốc đã có cái nhìn thoáng hơn về cộng đồng LGBT và có thể trong tương lai, mẹ cô cũng dễ chấp nhận hơn.
-
Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 -
Người dân TP.HCM háo hức khám phá không gian ngầm hiện đại của tuyến Metro số 1 -
Thông tin về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) -
Xu hướng tìm kiếm năm 2024: Người Việt đam mê thể thao, AI và du lịch nội địa -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nhiều hoạt động thể thao chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam -
Điểm tên 10 đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng phát triển bền vững -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 diễn ra từ ngày 14 - 16/12/2024
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao
- Bất động sản tại khu vực nào của Bình Định sẽ “tăng nhiệt” năm 2025?
- Meey Group mong muốn “bắt tay” với các đối tác Đức nghiên cứu, phát triển ứng dụng quản lý dữ liệu đất đai
- GAET vinh dự tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
- Mùa kiều hối Agribank 2025 - “Kiều hối đón tết - gắn kết tình thân”
- HEINEKEN Việt Nam hợp tác cùng VBCSD-VCCI hỗ trợ đối tác cung ứng thúc đẩy giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng