Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Từ kẻ giang hồ thành võ sư Aikido cho người khuyết tật
Phan Cường - 20/02/2015 22:39
 
Từ một thiếu niên bụi đời, hút chích trở thành huấn luyện viên dạy võ cho trẻ em, người khuyết tật, công nhân lao động… võ sư Lê Hoàng Mai khiến không ít người ngạc nhiên.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nhóm trẻ nhặt rác Hồ Gươm với 4 năm làm bằng cái tâm
Dấu ấn hữu nghị Hà Nội - Fukuoka

Nhắc đến võ sư Lê Hoàng Mai (40 tuổi) – Trưởng bộ môn Aikido Q.Tân Bình, TPHCM, có lẽ nhiều người biết anh là một huấn luyện viên đứng lớp dạy võ Aikido cho các môn sinh, đặc biệt là môn võ tự vệ chứ ít ai biết được quá khứ một thời đen tối, buồn tủi của anh.  

Quá khứ “đen” thời niên thiếu

Bà Lê Thị Hoàng (62 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - mẹ võ sư Hoàng Mai, cho biết, hai vợ chồng bà có tám người con, sau Mai là bầy em nheo nhóc, đói ăn. Nhà quá nghèo nên Mai học hết lớp 9 thì phải gác lại việc học để đi bán hàng rong phụ giúp gia đình.  

“Đi bán hàng rong, nó ham chơi lại bị trấn lột, nhiều lần bị đám ma cô đánh vì ngoan cố không đưa tiền. Thằng Mai tức khí, tụ tập đám bạn đánh trả thù. Nó mặc cảm nên tỏ ra bất cần đời, chơi bời lêu lổng bỏ nhà đi bụi sống phiêu bạt” – bà Hoàng kể.

Người mẹ chờ hoài không thấy con về liền đi tìm kiếm khắp đầu đường ngõ hẻm. Hơn 1 năm sau bà Hoàng mới gặp được Mai, bà dùng lời lẽ phải trái phân giải. Qua phút bồng bột, nông nổi của tuổi mới lớn, quan hệ bạn bè không tốt nên vấp ngã, nghĩ ra điều đó nên Mai đồng ý theo mẹ về nhà.  

Vừa giận vừa thương Mai, đứa con trai với nét mặt lầm lầm, lì lì rất khác so với những đứa con khác trong gia đình lại đang mang trong mình căn bệnh lao thỉnh thoảng ôm ngực ho sặc sụa ra máu, bà Hoàng quặn thắt lòng.

Đó là di chứng của việc Mai ăn gió, nằm sương, hút chích, rồi vật vạ vỉa hè con phố, cơm nước bữa đói bữa no tại các góc chợ, bến phà… trong thời tiết lạnh giá, không được chăm sóc.   Để có tiền đi chữa bệnh cho con, bà Hoàng phải vay mượn tiền thuốc thang chữa trị cho Mai hơn một năm mới dần dứt khỏi căn bệnh chết người. Tiếp đó, bà động viên Mai đi học nghề để lo cho bản thân.

Mai chọn học nghề cơ khí, vừa học nghề vừa học văn hóa bổ túc ban đêm. Học xong, Mai được nhận vào làm công nhân Công ty Sách và Thiết bị trường học. Thế nhưng đó không phải là cái nghề lâu dài mà anh lựa chọn.  

Đến với môn “võ yêu thương”

Với thể chất ốm yếu, trong một lần đánh nhau Mai bị thua, anh lén nhà đi học môn Aikido nhằm rèn luyện sức khỏe dẻo dai, lập chí trả thù.

Tuy nhiên, càng học, anh càng ngộ nhận ra, học võ không phải để đánh nhau mà là để cùng yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Có lẽ, đây cũng là “duyên” giữa người và nghiệp, môn võ tự vệ Aikido đã lôi cuốn chàng trai nhận ra nhiều điều lý thú, hấp dẫn.  

Chính sự lo lắng thương yêu con vô bờ bến của người mẹ, với quyết tâm làm lại cuộc đời, Mai đã kiên trì tập luyện, nén đau trên sàn tập, cắn răng chịu đựng những lúc bị chấn thương để thỏa niềm đam mê với môn “võ yêu thương”  - một cách nói về tính nhu của bộ môn này.

 Võ sư Hoàng Mai (phải) hướng dẫn "hiệp sỹ đường phố" chiêu tước hung khí từ đối thủ. Ảnh: Phan Cường

Từ một võ sinh, Mai trở thành người phụ dạy, rồi sau đó chính thức trở thành võ sư kiêm huấn luyện viên trưởng bộ môn Aikido của quận Tân Bình. Vừa dạy võ, vừa học văn hóa, Mai cũng đã lấy bằng tốt nghiệp của một trường đại học tại TPHCM.  

“Tôi có được ngày hôm nay chính là động lực từ mẹ. Những ngày tháng cơ hàn phiêu bạt, bệnh tật ốm đau đã hằn in trên cơ thể. Nằm trên giường bệnh nhìn mẹ bóc từng viên thuốc, đút từng thìa cháo mà nhói lòng, tự thẹn với bản thân” - Hoàng Mai tâm sự.  

Dạy võ cho người khuyết tật, công nhân quét rác  

Qua quá trình tiếp cận, Lê Hoàng Mai nhận thấy hầu hết võ sinh Aikido là con nhà khá giả. Chính vì vậy Mai khao khát một ngày sẽ mở một lớp Aikido dành cho các em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật để họ tự tin hòa nhập cộng đồng.

Được sự giúp đỡ của Trung tâm văn hóa thể thao quận Tân Bình và Nhà thiếu nhi quận Tân Bình, tháng 2 và tháng 6/2006, ước mơ của Mai đã thành hiện thực. Lớp dạy Aikido dành cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt đã ra đời ở hai trung tâm này. 

 Dạy võ tự vệ cho công nhân quét rác đường phố. Ảnh: Phan Cường

Em Hồng Huy Tỷ, một võ sinh cho biết: “Em bị chèn ép dây thần kinh, từ khi vừa mới lọt lòng đã bị mù một mắt, mắt còn lại chỉ nhìn được một mét nhưng ngày càng mờ dần, bác sĩ nói mắt em có thể mù trong tương lai. Em chỉ có các võ sinh của lớp Aikido làm bạn. Nhờ thầy động viên giúp đỡ tạo điều kiện nên em được hòa nhập với mọi người, em vui lắm”.   

Ngoài việc giảng dạy trên lớp, Hoàng Mai còn thành lập CLB từ thiện Aikido Meidokan, vào dịp lễ, tết cùng các võ sinh đi giao lưu, giúp đỡ người cơ nhỡ, trại trẻ mồ côi, học giỏi, gia đình chính sách,...

 Với những đóng góp cho xã hội, võ sư Lê Hoàng Mai nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen từ các đơn vị trong cả nước. Ảnh: Phan Cường

Võ sư Lê Hoàng Mai được xem là người đầu tiên ứng dụng thành công mô hình đưa bộ môn Aikido dành cho trẻ từ lớp mầm, chồi, lá ở nhà trẻ. Hàng năm vào dịp hè, Lê Hoàng Mai liên kết với các công ty, trường học, KCN, KCX tổ chức khoá huấn luyện tự vệ ngắn hạn cho các bạn đoàn viên, công nhân, học sinh.

Đặc biệt, anh dạy miễn phí cho các em khuyết tật, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Số người học lên đến hàng ngàn người, trong đó có bác sỹ, kỹ sư, phóng viên nhà báo, hiệp sỹ đường phố...  

"Bao nhiêu khó khăn, cực khổ cũng đã trải qua, giờ tôi chỉ mang một niềm tin và hy vọng là được sống mãi với nghề để có thể giúp thêm được nhiều người bất hạnh mà mình tình cờ bắt gặp giữa đường đời. Cũng như mong muốn đưa môn võ tự vệ vào nhà trường, nhằm giúp các em tránh nạn bạo lực học đường", Lê hoàng Mai tâm sự.  

Với những đóng góp tích cực cho xã hội, nhiều năm liền võ sư Lê Hoàng Mai đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của UBND các tỉnh/thành, Liên đoàn Lao động TPHCM, Sở VH-TT&DL TPHCM…

Chân Tử Đan luyện Vịnh Xuân quyền để đóng tiếp Diệp Vấn 3

() Ngôi sao hành động đang chuẩn bị để tiếp tục tái hiện võ sư nổi tiếng, trong phần ba của series "Diệp Vấn".

Võ sư Chu Há và những đặc dị công phu độc nhất vô nhị

() Từ những chiêu thức tinh hoa của Hồng gia quyền, võ sư Chu Há đã phát triển môn võ này theo hướng độc đáo. Chổi tre, guốc mộc, cuốc, xẻng hay mũ bảo hiểm là những vật dụng hàng ngày thành những “đặc dị khí” (vũ khí đặc biệt) để ai cũng có thể sử dụng để bảo vệ mình khi cần thiết.

Võ sư Trần Hưng Quang: Sống vang danh và sự ra đi bí ẩn

() Ngày 19/7, những người dân phường Thanh Xuân Trung kinh hoàng khi phát hiện một thi thể đang trong quá trình phân hủy dưới hố nước gầm đường vành đai 3 trên cao - Khuất Duy Tiến - Hà Nội.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư