-
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng khẳng định: “Hội thảo khoa học này là một hoạt động có ý nghĩa, nằm trong chương trình hoạt động của Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hội thảo tập hợp đông đảo các nhà khoa học, các đại biểu Trung ương và thành phố, nhằm tiếp tục khẳng định, ghi nhận công lao, đóng góp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử dân tộc. Kết quả của Hội thảo sẽ là những luận cứ khoa học, những sử liệu tin cậy, góp phần cho việc nhìn nhận, đánh giá chuyên sâu hơn nữa về cuộc đời, sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và những di sản mà ông để lại cho dân tộc”.
Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Hải Phòng là mảnh đất địa linh, nhân kiệt. Vùng đất cổ từ ngàn xưa, được con người khai phá lập ấp, lập làng, tạo dựng cuộc sống, rồi trở thành đô thị - cảng biển, trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc và cả nước.
Trong lịch sử, vùng đất Hải Phòng là nơi Nữ tướng Lê Chân chiêu tập nhân dân, dựng trang ấp, chiêu tập quân sĩ, tham gia khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống quân xâm lược; là nơi có dòng sông Bạch Đằng, viết lên trang sử vàng với truyền thống “Bạch Đằng Giang” ba lần đánh tan quân xâm lược, là nơi phát tích của Vương triều Mạc.
Hiện, Hải Phòng có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú với hơn 500 di tích được xếp hạng các cấp, 12 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đặc biệt quần đảo Cát Bà được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới.
Khu di tích Danh nhân Văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng. Ảnh: Đàm Thanh |
Hải Phòng còn là quê hương của nhiều vị khoa bảng lỗi lạc trong lịch sử, đó là Trạng nguyên Lê Ích Mộc (Thủy Nguyên), Trạng Nguyên Trần Tất Văn (An Lão), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm... Trong đó, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, vị Trạng nguyên triều Mạc thế kỷ XVI, mà tên tuổi, tầm vóc của ông còn âm vang mãi đến những thế kỷ sau và đến ngày nay.
Trong những năm qua, chính quyền và nhân dân TP. Hải Phòng đã có những hoạt động, những việc làm cụ thể nhằm gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh những di sản của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại. Hải Phòng đã nhiều lần tổ chức Hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc. Quy hoạch, tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đưa lễ hội Đền thờ Trạng Trình ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Quang cảnh Hội thảo. |
Đặc biệt, nhằm ghi nhận, tôn vinh ông, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn, người thầy của muôn đời, danh nhân văn hóa, UBND TP. Hải Phòng đã quyết định thành lập Ban Vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất của danh nhân (1585-2035), khẳng định tầm vóc lớn lao của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng cho biết: Nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm đã manh nha từ thời trung đại bởi các ghi chép, bàn luận, đánh giá trong tác phẩm các bậc trí thức. Đến thời điểm hiện tại, những nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt được nhiều thành tựu. Song với tinh thần tiếp tục đổi mới, dựa trên những phát hiện mới về tư liệu, cũng như những điểm hạn chế của những nghiên cứu trước đây. Trong đó, có những định kiến chủ quan, thiếu chính xác về vương triều nhà Mạc do hạn chế về các nguồn tư liệu, tư tưởng nên chưa đưa ra nhận thức đúng đắn về Nguyễn Bỉnh Khiêm; đồng thời các di sản văn hoá liên quan đến ông cũng chưa được quan tâm nghiên cứu, bảo tồn.
Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng phát biểu tại Hội thảo. |
“Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, thực hiện Kế hoạch số 130/KH - BVĐ ngày 29/12/2023 của Ban Vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thảo cấp Thành phố với mục đích làm rõ vấn đề: Bối cảnh Đại Việt thế kỷ XVI; thân thế, sự nghiệp, nhân sinh quan, thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm; vai trò và ảnh hưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử Việt Nam, di sản văn hoá liên quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm; xây dựng niềm tự hào của người Hải Phòng về danh nhân văn hoá, giáo dục truyền thống hiếu học, sáng tạo, trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương, đất nước”, bà Trần Thị Hoàng Mai nhấn mạnh.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 25 bài báo cáo tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ nhiều cơ quan: Trường ĐH KHXH & Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Sư phạm Hà Nội; Viện văn học, Viện sử học, Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ban tổ chức đã sắp xếp chia thành 3 phần lớn: Bối cảnh Đại Việt thế kỷ XVI với những nội dung chính quê hương, thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 9 tham luận; Nguyễn Bỉnh Khiêm với vấn đề chính trị, bang giao, văn hoá, giáo dục gồm 11 tham luận; Tư liệu và di sản văn hoá liên quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 5 tham luận.
Tại hội thảo này, các đại biểu tập trung thảo luận vào các vấn đề trọng tâm nghiên cứu theo các phần được tổng kết trong kỷ yếu hội thảo. Với tinh thần trách nhiệm và tâm huyết, các ý kiến đóng góp, luận điểm nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng, mang tính thực tiễn cao về nghiên cứu Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hội thảo đã tiếp nối thành tựu của các hội thảo, nhà nghiên cứu các giai đoạn trước. Đồng thời cập nhật và bổ sung những luận điểm còn khuyết thiếu, tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận phong phú và khách quan về cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua các lĩnh vực chuyên sâu.
GS. TS.NGND Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu bế mạc Hội thảo. |
Phát biểu bế mạc Hội thảo, GS. TS.NGND Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những ý kiến tâm huyết của các đại biểu tại Hội thảo, Hội thảo đã lắng nghe các báo cáo tham luận chung về “Bối cảnh Đại Việt thế kỷ XVI” quê hương, thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm”; các báo cáo tham luận cụ thể về đóng góp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trên nhiều lĩnh vực như lịch sử - văn hóa, quân sự, triết học. Các tham luận trình bày được chọn lọc, là những báo cáo giàu hàm lượng khoa học. Đồng thời, các báo cáo được tuyển chọn in trong kỷ yếu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu về Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cũng như liên hệ thực tiễn với nguồn tư liệu, sử liệu truyền thống và phát hiện nghiên cứu mới.
-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025