
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chưa hết khó
-
Những “tay chơi” mới nổi trên thị trường địa ốc
-
Điểm danh những dự án nhà ở xã hội tại nội thành Hà Nội
-
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá chỉ 16 triệu đồng/m2 -
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới -
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan -
Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ Phát triển nhà ở quốc gia
Trong báo cáo mới nhất về tổng quan kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019, Công ty tư vấn JLL Việt Nam cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài cam kết vào Việt Nam đạt 26,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng vốn đăng ký cấp mới đạt hơn 10,97 tỷ USD;
Vốn FDI đã giải ngân đạt 14,22 tỷ USD, tăng gần 7,3% so với cùng kỳ; trong số 19 ngành được đăng ký đầu tư, bất động sản là lĩnh vực thu hút đầu tư lớn thứ hai, với 2,77 tỷ USD, chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc.
Dòng vốn đến từ Hàn Quốc đứng thứ hai trong số các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, với 4,62 tỷ USD. Các lĩnh vực mà nhà đầu tư xứ Kim chi quan tâm tại thị trường bất động sản là bất động sản khu công nghiệp, nhà ở, đầu tư cổ phiếu, tham gia M&A…
![]() |
Mức thuế bất động sản tại Việt Nam tương đối thấp, hấp dẫn người mua cả trong và ngoài nước. |
Mới đây, Công ty Korea Investment Management Co., Ltd (KIM) công bố trở thành cổ đông lớn tại Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC).
Cụ thể, các quỹ do KIM quản lý đã mua thêm hơn 1 triệu cổ phiếu HBC, qua đó nâng số lượng nắm giữ lên 11,79 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu 5,11%, trở thành cổ đông lớn từ ngày 2/10. Được biết, quy mô danh mục của KIM tại Việt Nam hiện tại xấp xỉ 1 tỷ USD.
Thị trường nhà ở cũng thu hút mạnh dòng vốn từ Hàn Quốc. Theo Savills Việt Nam, các nhà đầu tư địa ốc Hàn Quốc đã và đang tìm kiếm các thị trường thay thế, Việt Nam là một trong những điểm đến hàng đầu trong tầm ngắm.
The Chosun Ilbo, một tờ báo lớn ở xứ Kim chi cho hay, cá nhân và doanh nghiệp Hàn Quốc đã chi 440,1 triệu USD cho các bất động sản ở nước ngoài vào năm 2018, tăng 47% so với năm 2017 và gấp 3,8 lần so với 5 năm trước. Việt Nam đang là thị trường đứng thứ hai về quy mô đầu tư của nhà đầu tư Hàn Quốc, với 56,1 triệu USD.
Sức thu hút của thị trường bất động sản Việt Nam được giải thích bởi một số yếu tố chính như giá bán hấp dẫn, tiềm năng lợi nhuận cao, sản phẩm chất lượng do có sự tham gia của các nhà phát triển uy tín và Luật Nhà ở được nới lỏng tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà.
Giá căn hộ tại TP.HCM và Hà Nội nhìn chung vẫn thấp hơn so với các các thành phố trung tâm trong khu vực như Kuala Lumpur và Bangkok, mặc dù tốc độ tăng trưởng mạnh hơn nhiều. Giá nhà mới tại khu trung tâm TP.HCM trung bình từ 5.500 - 6.500 USD m2, chỉ bằng một phần mức giá nhà tại Hồng Kông.
Bên cạnh đó, mức thuế bất động sản tại Việt Nam tương đối thấp, hấp dẫn người mua cả trong và ngoài nước.
Có sức hút mạnh mẽ hơn cả là bất động sản khu công nghiệp. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Vũ Công Trụ, Giám đốc chiến lược và marketing, Tập đoàn Sao Đỏ cho biết, khu công nghiệp tại cảng Nam Đình Vũ mà Tập đoàn đầu tư đang thu hút các doanh nghiệp đến từ nhiều nước, trong đó có Hàn Quốc.
Cảng Nam Đình Vũ hiện ghi nhận doanh thu hơn 138 triệu USD, kỳ vọng doanh thu năm 2020 đạt 500 triệu USD và cao hơn trong những năm tiếp theo.
Theo ông Trụ, doanh nghiệp mới nhất đến từ Hàn Quốc tham gia Khu công nghiệp Nam Đình Vũ là Anova. Tại đây, có cả nhà đầu tư liên doanh làm kho bãi logistics, có nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, có nhà đầu tư cung cấp thứ cấp LG, các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh các sản phẩm có lợi thế về đường biển.
Dòng vốn ngoại, bao gồm vốn Hàn Quốc, được dự báo sẽ tiếp tục chảy vào thị trường Việt Nam, với các yếu tố mang tính chất “cú huých” như lợi thế từ việc Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết, xu hướng dịch chuyển đầu tư của nhà đầu tư ngoại…
Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn tại Việt Nam của JLL nhận xét, các nhà đầu tư đang tích cực tìm kiếm liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp nội địa, hoặc thâu tóm quỹ đất và các tài sản công nghiệp đang hoạt động.
Nhu cầu phân khúc này vẫn lớn và các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam khi nơi đây có nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp.
Tuy nhiên, bà Khanh cũng lưu ý, cơ sở hạ tầng sẽ gặp nhiều thử thách để bắt kịp đà tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài chuyển hướng sang Việt Nam.
-
Bất động sản phía Nam: Tỷ lệ tiêu thụ thấp nhưng giá vẫn tăng -
Huyện Mê Linh thu về 122,6 tỷ đồng chỉ sau một phiên đấu giá đất -
Giải phóng nguồn lực đất đai, tạo cú hích lớn cho thị trường bất động sản -
Hà Nội: Chung cư mới tiếp tục tăng giá, chung cư cũ dần chững lại -
Chuyên gia CBRE: Cẩn trọng khi đầu tư bất động sản “đón đầu” quy hoạch -
Đất đấu giá huyện Ứng Hòa “đắt khách”, giá trúng cao nhất 52,9 triệu đồng/m2 -
Bất động sản quý II/2025: Sẵn sàng cho cú huých nguồn cung
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
5 Cơ hội “độc nhất vô nhị” của Việt Nam trong thu hút vốn FDI
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Yutong Bus công bố cột mốc quan trọng cho sáng kiến "Rừng Net Zero"
-
Himel tổ chức Hội nghị Nhà phân phối toàn cầu 2025 tại Bangkok
-
Chinesia ra mắt các lớp học tiếng Trung trực tuyến và 1 kèm 1 trên toàn cầu
-
ChangAn giới thiệu chiến lược ba mũi nhọn hướng tới di chuyển thông minh, bền vững trên toàn cầu