Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 05 năm 2024,
10 công ty đưa lao động đi Đài Loan ép dân vay nợ khống
Phong Cầm - 25/11/2013 10:46
 
Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, vừa phát hiện hàng loạt công ty xuất khẩu lao động ép người lao động ký vào giấy vay nợ khống để đi xuất khẩu lao động Đài Loan. >>> |
Cục Quản lý Lao động Ngoài nước phát hiện 10 công ty thu phí của NLĐ cao hơn quy định.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước phát hiện 10 công ty thu phí của người lao động cao hơn quy định.

Theo đó, qua đợt kiểm tra phỏng vấn người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc tại Đài Loan và NLĐ đang làm việc tại Đài Loan từ ngày 16/7 đến 6/9/2013, Cục Quản lý Lao động ngoài nước phát hiện 10 công ty thu phí của người lao động cao hơn quy định.

Theo đó, cơ quan chức năng đã tạm dừng không cho các công ty đó thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Được biết, có nhiều lao động đã bị các công ty này lập giấy vay nợ khống, không đúng theo quy định pháp luật.

10 công ty sai phạm được phát hiện gồm: HYCO LASEC, HALASUCO, SONA, PHUTHO CO, VINAGIMEX, VIETRAXIMEX, OLECO, SIMCO SDA, V-COALIMEX, POLIMEX HR. Điều đáng nói, trong danh sách này, có tên của một đơn vị trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH là Công ty TNHH MTV Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA).

Sau khi phát hiện sai phạm, Cục Quản lý Lao động ngoài nước đã yêu cầu các công ty này (chậm nhất 3 ngày trước khi thời hạn tạm dừng kết thúc) phải có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết về việc thu phí cao hơn quy định và ép người lao động ký giấy vay nợ khống. Đồng thời, những đơn vị này phải giải trình, chấn chỉnh và khắc phục tình trạng thu phí cao và lập giấy vay nợ khống đối với người lao động.

Một lãnh đạo Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết, nếu các công ty trên không có cam kết tránh tái phạm và khắc phục hậu quả, có thể sẽ xem xét quyết định dừng cấp phép cung ứng lao động sang thị trường Đài Loan.

Theo quy định, người lao động đăng ký đi làm việc tại Đài Loan chỉ phải đặt cọc 1.000 USD cộng với tiền phí không quá 4.000 USD. Trong khi đó, không riêng 10 công ty nói trên, mà đa số các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia thị trường Đài Loan đều thu tiền của người lao động vượt khá cao so với quy định: Trung bình từ 5.000-7.500 USD/lao động. Đây là thực trạng nhức nhối từ lâu, nhưng đến nay, cơ quan chức năng mới phát hiện và chấn chỉnh.

Có luật, doanh nghiệp vẫn hoạt động chui
Sau hơn chục năm hoạt động chui, dịch vụ cho thuê lại lao động đã được luật hóa, nhưng tiền ký quỹ tới 2 tỷ đồng đang khiến nhiều người...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư