Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 10 tháng 09 năm 2024,
10 tháng năm 2018, TP.HCM hút 6,22 tỷ USD vốn FDI
Gia Huy - 01/11/2018 11:34
 
Số liệu trên được ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế Hoạch và đầu tư TP.HCM báo cáo trước lãnh đạo UBND TP.HCM tại cuộc họp về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh tháng 10 và 10 tháng năm 2018 diễn ra sáng 1/11.

Cụ thể, số liệu ông Sử Ngọc Anh đưa ra cho thấy tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, Thành phố thu hút được 6,22 tỷ USD (tăng 23,7% so với cùng kỳ).

bất động sản vẫn là ngành hút dòng vốn FDI nhiều nhất của TP.HCM. Ảnh: Gia Huy
Bất động sản vẫn là ngành hút dòng vốn FDI nhiều nhất của TP.HCM. Ảnh: Gia Huy

Trong đó, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 819 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 692,57 triệu USD (tăng 20,3% số dự án cấp mới và bằng 36,5% vốn đầu tư so với cùng kỳ).

Phân theo ngành nghề,lĩnh vực đầu tư thì bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có vốn đầu tư nhiều nhất (28,5%); tiếp theo là Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 22,3%; Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 17%; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 13,8%; Xây dựng chiếm 5,8%.

Đặc biệt, nhà đầu tư rót vốn vào TP.HCM đến chủ yếu từ Hàn Quốc có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (27,6%); tiếp theo là Singapore chiếm 25%; Nhật Bản chiếm 11,3%; NaUy chiếm 10,1%; Trung Quốc (Hồng Kông) chiếm 5,6%.

Cũng trong 10 tháng qua, có 215 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 640,52 triệu USD (tăng 16,8% số dự án điều chỉnh và bằng 91,4% vốn đầu tư so với cùng kỳ).

Ngoài ra, thành phố cũng chấp thuận cho 2.508 trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 4,89 tỷ USD (so với cùng kỳ, tăng 36,4% về số trường hợp và tăng gấp 2 lần về vốn đầu tư).

Cũng theo người đứng đầu Sở Kế hoạch và Đầu tư thì hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất (45,2%); tiếp theo là Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 17%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 9,7%; Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 9,6%; Xây dựng chiếm 5%.

Được biết, hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 8.155 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 44,73 tỷ USD.

Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp Thành phố cấp 16 dự án; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao cấp 06 dự án; Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp 797 dự án.

Cùng kỳ năm 2017 có các dự án với vốn đầu tư lớn như Khu phức hợp thông minh tại Khu chức năng số 2A trong Khu Đô thị mới Thủ Thiêm với vốn đầu tư 885,85 triệu USD; Dự án KNT ASIA với vốn đầu tư 215 triệu USD; Công ty TNHH Tech Mastery Việt Nam với vốn đầu tư 80 triệu USD...

[Infographic] 10 tháng năm 2018: Việt Nam thu hút 27,9 tỷ USD vốn FDI
10 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 27,9 tỷ USD, bằng 98,8 % so với cùng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư