Sỹ cho biết, thiết bị được cấu tạo đơn giản, với thiết bị chính gồm: Máy đo nồng độ cồn, bộ xử lý khóa xe máy, máy định vị, điện thoại gọi người thân.
Theo Sỹ nguyên lý hoạt động của máy rất đơn giản, đầu tiên mở khóa xe để cấp nguồn cho thiết bị hoạt động, sau đó người lái xe phải thổi vào một ống gắn ở đầu xe máy để đo nồng độ cồn. Sau đó, hơi thở được đưa về máy đo nồng độ cồn xử lý.
Nếu nồng độ chưa vượt ngưỡng cho phép (0 - 0,2mg/lít khí thở), thiết bị mở dây nguồn của IC xe vì đó là bộ phận phát lửa trực tiếp cho động cơ hoạt động. Màn hình LCD sẽ hiển thị nồng độ cồn và báo cho người lái xe biết "Có an toàn", xe chạy bình thường.
“Em đặt mặc định dưới 0,2mg/lít khí thở để mở xe, nhằm tránh người lái xe vi phạm luật giao thông khi sử dụng rượu, bia. Vì theo luật, người lái xe có nồng độ cồn trong máu trên 0,25mg/lít khí thở, thì bị thổi phạt”, Sỹ cho hay.
Còn nếu nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép (trên 0,2mg/l khí thở), thiết bị sẽ đóng dây nguồn IC xe máy. Sau đó LCD hiển thị nồng độ cồn lên màn hình và báo "Không an toàn". Lúc đó động cơ xe máy sẽ tự động ngắt, người lái không thể mở xe chạy.
Đồng thời, điện thoại sẽ tự động gọi về một số điện thoại của người thân đã được cài đặt sẵn. Bên cạnh đó, thiết bị định vị đã được cài sẵn sẽ gửi tin nhắn tới số điện thoại vừa gọi, nhằm giúp người thân biết vị trí chiếc xe để đưa người thân về.
“Nếu xe bị tắt do người điều khiển, có nồng độ cồn quá mức cho phép, lúc đó xe chưa tắt hẳn mà thiết bị không cho động cơ xe hoạt động. Nhưng nếu có người bình thường không sử dụng rượu bia thổi vào thì xe lại nổ bình thường”, Sỹ nói rõ.