-
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel?
Trụ sở của Ngân hàng Trung ương châu Âu tại thành phố Frankfurt am Main, miền trung Đức. Ảnh: AFP/TTXVN |
16 ngân hàng châu Âu đã tham gia sáng kiến thiết lập một hệ thống thanh toán thống nhất vào năm 2022, cung cấp cho khách hàng tại châu lục này cả thẻ và ví điện tử, có thể là sự thay thế cho các dòng thẻ thanh toán quốc tế rất được ưa chuộng hiện nay là Visa và Mastercard.
Có tên gọi Sáng kiến thanh toán châu Âu (EPI), giải pháp trên nhằm mục tiêu trở thành một công cụ thanh toán thông dụng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp ở châu Âu trong tất cả các loại hình giao dịch, bao gồm tại cửa hàng, trực tuyến, rút tiền mặt và thanh toán ngang hàng, bổ sung cho các giải pháp thanh toán quốc tế hiện nay.
EPI sẽ mang đến cho các khách hàng khả năng thực hiện các giao dịch tức thời, một dịch vụ mà các start-up đi tiên phong và một số ngân hàng châu Âu đã bắt đầu áp dụng.
Ông Thierry Laborde, một giám đốc của ngân hàng BNP Paribas của Pháp - ngân hàng tham gia vào sáng kiến trên, cho biết bước đổi mới lớn này sẽ cho phép thực hiện các thanh toán tức thời trên khắp châu Âu.
Với các hệ thống thanh toán ở châu Âu vẫn rời rạc và các dịch vụ kỹ thuật số vẫn chưa được áp dụng ở mọi nơi, các ngân hàng tham gia EPI tin rằng các nhà chức trách các nước và khu vực sẽ thấy sáng kiến này là hữu ích.
Theo các ngân hàng tham gia sáng kiến, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho thấy sự cần thiết phải có một giải pháp thanh toán điện tử trên toàn châu Âu.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã hoan nghênh EPI, nhấn mạnh rằng 10 nước vẫn áp dụng hệ thống thẻ quốc gia, không chấp nhận thẻ của các nước thành viên khác trong Liên minh châu Âu.
Sáng kiến trên vẫn tiếp nhận thêm các thành viên mới và các thành viên hiện nay hối thúc các ngân hàng liên quan đến lĩnh vực thanh toán tham gia.
EPI ước tính có chi phí vài tỷ euro này nhằm mục tiêu thu hút ít nhất 60% các thanh toán điện tử ở châu Âu.
-
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả