Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
2 trường hợp và 3 nguyên tắc mua sắm xe công
Uyên Linh - 04/09/2014 12:29
 
() Bộ Tài chính vừa ra công văn số 12274/BTC-QLCS gửi các bộ, ngành, địa phương xử lý vướng mắc việc mua sắm xe ô tô theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2/1/2014 của Chính phủ.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Công bố kết luận thanh tra tại Kho bạc Nhà nước
Khoán kinh phí đi xe công "chết yểu", vì sao?
   
 

Các trường hợp khác không thuộc hai trường hợp này, việc mua sắm sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2133/BTC-QLCS ngày 19/2/2014 của Bộ Tài chính

 

Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện mua sắm xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong hai trường hợp gồm: Cơ quan, đơn vị thành lập mới hoặc do nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến không còn xe ô tô phục vụ công tác (xe bị tai nạn dẫn đến hư hỏng không đủ điều kiện tham gia giao thông; xe bị mất mà không tìm thấy).

Việc mua sắm xe ô tô trong các trường hợp nêu trên phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

Thứ nhất, sau khi rà soát, sắp xếp lại, sử dụng hiệu quả tối đa số xe hiện có trong phạm vi bộ, ngành, địa phương nhưng không đủ để bố trí cho cơ quan, đơn vị.

Thứ hai, đúng tiêu chuẩn, định mức quy định tại Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước.

Thứ ba, tự sắp xếp nguồn kinh phí mua xe, cân đối trong phạm vi dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 được giao.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương quyết định việc mua sắm xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, đơn vị sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính (đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương quản lý); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp (đối với các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý).

Hồ sơ để làm căn cứ xem xét việc mua xe đối với hai trường hợp nêu trên gồm: Công văn đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở Trung ương gửi Bộ Tài chính (đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương quản lý) hoặc của cơ quan, đơn vị gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý); Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền đối với cơ quan, đơn vị thành lập mới; Xác nhận của cơ quan Đăng kiểm đối với xe ô tô bị tai nạn dẫn đến hư hỏng không đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; Xác nhận của cơ quan Công an hoặc các cơ quan khác có liên quan đối với xe ô tô bị mất mà không tìm thấy; Hồ sơ khác liên quan (nếu có).

Xe công đón Bí thư huyện tận nhà, ngân sách nào chịu? Xe công đón Bí thư huyện tận nhà, ngân sách nào chịu?

() Chỉ ra hàng loạt hạn chế, khiếm khuyết trong cả thu lẫn chi khi thảo luận Quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012 chiều 29/5, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cuối cùng, vào ngày 9/6/2014, Quốc hội vẫn biểu quyết thông qua Quyết toán NSNN năm 2012 như kiểu thông qua chuyện đã rồi.

Dừng mua xe công: Những con số bất ngờ Dừng mua xe công: Những con số bất ngờ

Với quyết định dừng mua xe công trong năm 2014, ngân sách sẽ tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng/năm. 

Lãnh đạo chính phủ cũng đi bằng xe ôm Lãnh đạo chính phủ cũng đi bằng xe ôm

Trong bối cảnh cân đối ngân sách khó khăn, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, việc mua xe công từ nhiều năm nay đã được thắt chặt nghiêm ngặt, nhiều lãnh đạo đi taxi và xe ôm. Tuy nhiên, bên cạnh siết chi thì tiết kiệm nhất vẫn phải là đầu tư hiệu quả.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư