Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
2015 sẽ là năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu
Như Tầm - 09/02/2015 16:59
 
Theo THX, các quan chức và nhà hoạch định chính sách tài chính tham dự một hội nghị cấp bộ trưởng của Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G-20) cảnh báo sự tăng trưởng yếu ớt và chính sách tiền tệ khác biệt giữa các nền kinh tế lớn có thể khiến năm 2015 là một năm khó khăn cho kinh tế toàn cầu.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam được quan tâm trong nhóm thị trường mới nổi
Lợi lớn từ giá dầu giảm và USD tăng
IMF: Kinh tế toàn cầu đang trong “cơn gió ngược”
WB: Kinh tế toàn cầu chỉ tăng 3,0% trong năm 2015

Phát biểu trước các quan chức ngành tài chính và thống đốc ngân hàng đến từ hơn 40 nước ngay trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G-20 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu đã nêu bật những rủi ro đối với nền kinh tế thế giới, đồng thời kêu gọi thực hiện các nỗ lực chung nhằm đối phó với thách thức.

Ông Chu nhấn mạnh "sự tăng trưởng ì ạch của kinh tế thế giới là thách thức thực sự đối với tất cả các thành viên G-20," ám chỉ việc tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm từ 3,8% xuống còn 3,5% trong tháng Một vừa qua theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF).

Theo ông Chu, các chính sách tiền tệ khác biệt và việc giá dầu giảm là tác nhân gây bất ổn đối với kinh tế thế giới.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chính sách tiền tệ khác biệt cũng được ghi nhận tại các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới trong bối cảnh Trung Quốc vừa hạ lãi suất tiền gửi trước Tết Nguyên đán nhằm đáp ứng "nhu cầu tiền mặt gia tăng."

Trước đó vài tuần, Ấn Độ quyết định cắt giảm lãi suất trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát tại nước này thấp hơn dự kiến và giá dầu lao dốc.

Việc giá dầu và các hàng hóa khác giảm mạnh châm ngòi cho tình trạng lạm phát tăng đối với các nhà xuất khẩu như Nga và Brazil, buộc các nền kinh tế này phải tăng lãi suất.

Theo Bộ trưởng Tài chính Chu Quang Diệu, tình hình kinh tế xuống dốc tại châu Âu cũng là một rủi ro khác đối với kinh tế toàn cầu khi mà Hy Lạp nhiều khả năng lại trở thành một nhân tốt bất ổn mới đối với Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone).

Năm 2014, kinh tế thế giới tăng trưởng không như dự kiến

() Năm 2014, kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng khá thấp chỉ 3,4%. Trong bức tranh kinh tế toàn cầu, bên cạnh các điểm sáng như Mỹ, Anh, còn có một số mảng tối, như Liên minh châu Âu (EU), Brazil...

IMF: Kinh tế thế giới tăng trưởng đáng thất vọng

() Phát biểu tại một sự kiện trước thềm hội nghị thường niên IMF - WB diễn ra hôm qua (2/10), bà Christine Lagarde - Tổng Giám đốc IMF bày tỏ thất vọng trước triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay.

WB: “Đáng thất vọng” với kinh tế toàn cầu

() Tại báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) công bố gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng cả năm của nền kinh tế toàn cầu xuống mức 2,8%.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư