
-
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng -
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã
![]() |
Việt Nam trải qua 4 đợt dịch Covid-19 với thiệt hại nặng nề. |
Trong 3 năm 2020-2022, tổng số tiền đã huy động để phòng, chống dịch Covid-19 là 236.452,549 tỷ đồng, theo kết quả giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Báo cáo của đoàn giám sát về nội dung này sẽ được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp thứ 22, sáng 11/4.
Đây là cuộc giám sát có phạm vi trên toàn quốc về nội dung việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid- 19 từ ngày 1/1/ 2020 đến hết ngày 31/12/2022 và về việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2022.
Về kết quả, trong số 236.452,549 tỷ đồng nói trên, số huy động từ nguồn NSNN 189.404,549 tỷ đồng, từ các nguồn khác 47.048 tỷ đồng.
Tổng số NSNN đã phân bổ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân là 131.259.371 triệu đồng, theo kết quả giám sát.
Cụ thể hơn, báo cáo nêu, kinh phí mua sắm test kit: 2.593.155 triệu đồng, thu phí dịch vụ xét nghiệm là 534.736 triệu đồng. Kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm (trừ test kit): 5.291.001 triệu đồng. Kinh phí khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân COVID-19: 719.871 triệu đồng. Kinh phí sàng lọc, thu dung, cách ly y tế (F1, F2…): 89.958 triệu đồng. Kinh phí xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở điều trị COVID-19, cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến: 403.872 triệu đồng....
Bên cạnh kết quả, đoàn giám sát chỉ ra không ít những khó khăn trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn lực từ ngân sách nhà nước. Các quy định hướng dẫn mua sắm vật tư, trang thiết bị chậm được điều chỉnh dẫn đến tâm lý lo ngại, sợ sai từ sau các vụ việc tiêu cực phát sinh; còn xảy ra sai phạm trong mua sắm ở nhiều mức độ khác nhau, có vụ việc đến mức phải xử lý hình sự.
Những vướng mắc về thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán chưa được các cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn kịp thời hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chậm chi trả chế độ hỗ trợ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống dịch và chi hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp.
Việc tiếp nhận trang thiết bị, phương tiện, thuốc, sinh phẩm, hóa chất được tài trợ thiếu thủ tục, hồ sơ, không xác định được giá trị tài sản dẫn dến không đủ cơ sở pháp lý trong việc xác nhận quyền sở hữu toàn dân, quản lý, theo dõi, hạch toán.
Trong nước chưa chủ động được nguồn thuốc, vắc - xin, trang thiết bị y tế, sinh hóa phẩm; một số tỉnh, thành phố tuy đã có kế hoạch ứng phó nhưng nguồn lực tại chỗ chưa thể đáp ứng ngay, chưa đảm bảo được nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch nhất là trong giai đoạn dịch bùng phát nhanh, phức tạp, thực hiện giãn cách kéo dài.
Trách nhiệm chính trong các tồn tại, hạn chế nêu trên thuộc về Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và người đứng đầu các bộ, ban, ngành và các địa phương. Bên cạnh đó, trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong công tác theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện luật, tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực hiện thường xuyên, liên tục - báo cáo giám sát nêu rõ.
Từ kết quả giám sát, Đoàn giám sát đã rút ra 6 bài học kinh nghiệm với 27 bài học cụ thể, đề xuất 2 nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế và về tổ chức thực hiện.
Đoàn giám sát cũng kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó cho phép thanh toán, quyết toán một số chi phí, xác lập tài sản sở hữu toàn dân liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phải hoàn thành trước 31/12/2023.
Cụ thể, cho phép thanh toán, quyết toán chi phí đối với thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị thực tế sử dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện dưới các hình thức tạm ứng, vay, mượn trước ngày 31/12/2022 theo giá và thủ tục thanh toán do Chính phủ quy định.
Cho phép thanh toán, quyết toán chi phí đã cung cấp thực tế dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV2 theo cơ chế đặt hàng nhưng chưa có hợp đồng đặt hàng theo khối lượng thực tế phát sinh theo giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Kiến nghị nữa từ đoàn giám sát là cho phép xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản được tài trợ, cho, biếu, tặng từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2022 tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực tế đã tiếp nhận, quản lý, sử dụng nhưng vì lý do khách quan nên không có đủ hồ sơ, tài liệu, không xác định giá trị hoặc giá trị tài trợ trong biên bản tài trợ có sự chênh lệch cao hơn so với giá mặt hàng tương đương được công bố, công khai trên thị trường hoặc trên cổng thông tin của cơ quan chức năng. Chính phủ hướng dẫn việc thành lập hội đồng để xác nhận giá trị tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản quy định tại nghị quyết.
-
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Phát huy tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm -
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã -
Tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước -
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước 21/4 -
Trật tự cũ đang rạn vỡ: Việt Nam và thế giới trong cuộc “cách mạng không trung tâm” -
Sáp nhập các địa phương: Không phân lẻ đô thị thuộc tỉnh thành các phường -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu