Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
3 cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/12
Thanh Thuý - 01/12/2014 07:00
 
Đầu tư trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 1/12 của các công ty chứng khoán.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Sắp khai tử chỉ số HNX - Index
240 triệu cổ phiếu “ào ạt” đổ ra thị trường
Công ty chứng khoán "vượt rào" dù đã sắm “máy chém” margin?

1. STK: Hấp dẫn để mua vào trong trung và dài hạn

CTCK Bảo Việt (BVSC)

* Điểm nhấn đầu tư

- Tiềm năng tăng trưởng ngành sợi tích cực nhờ: (1) Sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 15-20% nhu cầu tiêu dùng; (2) Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang tăng dần và ngày càng rõ nét; (3) Các hiệp định thương mại là động lực thu hút đầu tư vào ngành dệt, nhuộm, may mặc ở Việt Nam. Với lợi thế là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam thỏa mãn yêu cầu “Từ sợi trở đi”, nhu cầu sợi từ STK được đánh giá là sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

- Sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Sản phẩm chính của STK là sợi Draw Textured Yarn (DTY) và Fully Drawn Yarn (FDY). Nguyên liệu đầu vào là polyester chip, nhập khẩu 90% từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật và Đức. Sợi polyester có ưu thế hơn so với loại sợi cotton về giá cả, chất lượng và tính hữu dụng nên ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành dệt may (quần áo, giầy dép, đồ dùng gia đình) và công nghiệp (lốp xe, dây an toàn). Hiện nay Việt Nam chỉ có 5 công ty sản xuất DTY và STK là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao cả về năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

- Chính sách đa dạng hóa khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. STK có hơn 250 khách hàng thường xuyên giao dịch với công ty trong nhiều năm qua. Năm 2013, Top 20 khách hàng chiếm tỷ trọng từ 57% tổng doanh thu trong đó mỗi khách hàng chiếm không quá 10-20% công suất của công ty. Điều này hạn chế rủi ro phụ thuộc vào một khách hàng cho STK.

- Mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. STK cho biết, hiện nay công ty chỉ đáp ứng được 20% trong tổng nhu cầu của mạng lưới khách hàng và dự báo nhu cầu sợi tại Việt Nam sẽ tăng 70-80% trong 2 năm tới. Do đó, tháng 5/2014 STK đã triển khai dự án đầu tư nhà máy kéo sợi DTY tự động tại Trảng Bàng (Tây Ninh). Ươc tính khi hoàn thành, nhà máy sẽ cung cấp thêm khoảng 15.000 tấn POY và 15.000 tấn DTY mỗi năm, nâng tổng công suất toàn công ty lên hơn 52.000 tấn sợi mỗi năm. Dự kiến Q3/2015 đưa vào hoạt động 50% công suất và quý I/2016 là 100%.

- Doanh thu tăng trưởng nhanh cùng với sự biến động mạnh của biên lợi nhuận gộp. STK đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu kép CAGR 39,4% trong giai đoạn 2008-2013 nhờ sự gia tăng về sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân. Biên lợi nhuận gộp biến động mạnh trong giai đoạn 2008-2013 do sự chênh lệch giữa giá bán và giá polyester chip. STK dự kiến duy trì chênh lệch giá nguyên liệu đầu vào và giá bán ở mức 0,8 USD/kg, nếu vậy biên lợi nhuận gộp sẽ dao động khoảng 13,5-14,5%.

- Kế hoạch kinh doanh 2014-2016 khả quan. Trong các năm tiếp theo, động lực tăng trưởng của STK dựa trên sự mở rộng khách hàng mới và sự tăng trưởng doanh thu của khách hàng hiện hữu. STK sẽ tập trung đầu tư, mở rộng năng suất, chú trọng các sản phẩm cao cấp mang lại giá trị gia tăng cao để cải thiện tỷ suất lợi nhuận đồng thời quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất nhằm tiết giảm chi phí. Đáng chú ý, STK sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 0% cho hoạt động sản xuất của nhà máy Trảng Bảng trong 2 năm đầu (2016-2017), 10% trong năm 2018-2021.

Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Sản lượng tiêu thụ (tấn)

34.110

40.110

49.100

Tăng trưởng (%)

8,2%

17,6%

22,4%

Giá bán

46.302

46.246

46.246

Tăng trưởng (%)

0,5%

-0,1%

0%

Tổng doanh thu

1.579

1.753

2.275

Tăng trưởng (%)

8,7%

17,4%

22,4%

Lợi nhuận gộp

213

237

307

Biên lợi nhuận gộp

13,49%

13,5%

13,5%

EBIT

137

152

197

LNTT

119

130

169

LNST

93

101

132

Tăng trưởng (%)

24,8%

9,2%

30%

Cổ tức (cổ phiếu hoặc tiền mặt)

15%

 

 

Rủi ro cần lưu ý. Mức độ cạnh tranh ngày càng cao và sự biến động bất thường của giá nguyên liệu là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của STK.

* Nhận định của BVSC

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, tiềm năng tăng trưởng ngành dệt may nói chung và ngành sợi nói riêng trong những năm tới được đánh giá tích cực. STK là doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động hơn 14 năm trong ngành sợi, thương hiệu, uy tín đã được tạo dựng, khả năng cạnh tranh cao cả về năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Chúng tôi cho rằng STK có thể tận dụng lợi thế của mình để nắm bắt cơ hội tăng trưởng trong các năm tới.

Nhìn vào kết quả đã đạt được của STK trong 9 tháng đầu năm, chúng tôi cho rằng công ty có nhiều khả năng hoàn thành kế hoạch đặt ra cho cả năm 2014. Trong năm 2015, giá dầu thô dự báo tiếp tục giảm sẽ tác động tích cực đến chi phí đầu vào của STK nhưng giá bông đang ngày trở nên cạnh tranh hơn so với sợi tổng hợp có thể khiến tỷ suất lợi nhuận của sợi polyester khó tăng. Tuy nhiên, chúng tôi khá lạc quan về triển vọng của công ty từ năm 2016 khi nhà máy mới đi vào hoạt động giúp STK đạt lợi thế nhờ quy mô và hưởng ưu đãi thuế.

EPS cho năm 2015 và 2016 lần lượt đạt ~ 2.435 đồng/CP và 3.153 đồng/CP. Với mức giá khởi điểm 18.000 đồng/cổ phiếu, P/E tương ứng cho năm 2015 và 2016 lần lượt là ~7,42 lần và ~5,71 lần (thấp hơn P/E bình quân ngành dệt may ~10,2 lần), khá hấp dẫn cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn. STK dự kiến niêm yết vào giữa quý II/2015 sẽ giúp tăng thanh khoản cho cổ phiếu.

STK: Cơ hội đầu tư hấp dẫn

CTCK MaritimeBank (MSBS)

Sợi Thế Kỷ (STK) là công ty hàng đầu về sản phẩm sợi chất lượng cao tại Việt Nam. Với 14 năm hoạt động, STK tạo dựng được thương hiệu uy tín và mạng lưới khách hàng là các tập đoàn, công ty may mặc tên tuổi trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, STK là một trong 5 công ty chuyên sản xuất và cung cấp sợi xơ dài và là 1 trong 2 công ty hàng đầu (STK và Formosa Hưng Nghiệp - Đài Loan) cung cấp sợi dài cao cấp cho thị trường.

Công suất hoạt động cao, hiệu quả hoạt động tốt hơn ngành, và luôn tập trung nâng cao hoạt động cốt lõi là những ưu điểm nổi bật của STK. Nhà máy của STK hoạt động tại mức trung bình hơn 90% công suất thiết kế - đây là mức công suất khả dụng tối đa mà vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Hiệu quả hoạt động ROE và ROA 2013 lần lượt là 14,8% và 7,3% là mức cao so với các công ty cùng ngành.

Bên cạnh hiệu quả hoạt động tốt, chúng tôi đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của STK nhờ vào sự tăng trưởng nội lực cũng như cơ hội thị trường:

- Mở rộng công suất hoạt động:  Hiện nay, các nhà máy của STK hoạt động hết công suất mà vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Công ty sẽ đầu tư nhà máy Trảng Bàng - giai đoạn 3, nâng tổng công suất từ  37.000 tấn lên 52.000 tấn. Tăng trưởng doanh thu sẽ đến từ 2016 khi nhà máy hoàn thành.

- Đón nhận cơ hội thị trường: Khi hiệp định TPP được ký kết, nhu cầu về sợi sản xuất tại các nước thành viên sẽ gia tăng. Tại Việt Nam hiện nay, đa số các công ty tập trung vào lĩnh vực cắt - may, số lượng công ty sản xuất sợi rất ít. Điều này đồng nghĩa với việc đầu tư và cạnh tranh trong ngành sẽ gia tăng, tuy nhiên các công ty đã có thương hiệu và kinh nghiệm trong ngành sẽ chiếm lợi thế.

Chúng tôi đánh giá giá khởi điểm 18.000 đồng/cổ phiếu là một mức giá hấp dẫn đối với STK, bởi tại giá này  P/E và P/B lần lượt là 6,9 lần và 1,3 lần,  thấp  hơn tương đối  so với các cổ phiếu cùng ngành  (P/E 9,41) và thị trường chung. Cùng với triển vọng tăng trưởng trong năm 2015 và các năm tiếp theo khi Công ty hoàn thành nhà máy Trảng Bàng - giai đoạn 3 và cơ hội đến từ hiệp định TPP, chúng tôi đánh giá STK là cơ hội đầu tư hấp dẫn với định giá dựa trên dự phóng P/E là 24.000 đồng/cổ phiếu.

2. APC: Không còn hấp dẫn, P/E giao dịch ở mức 9,5 lần

CTCK Bảo Việt (BVSC)

CTCP chiếu xạ An Phú (HSX: APC) cung cấp dịch vụ chiếu xạ cho các mặt hàng nông thủy sản XK qua các thị trường cao cấp (như Mỹ, Nhật, EU). Mục đích là làm sạch sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. Các đơn vị xuất khẩu trái cây sang thị trường Mỹ (thanh long và chôm chôm) và thủy hải sản là các khách hàng chủ lực của APC.

Trong ĐHCĐ bất thường, có 2 vấn đề chính:

(1) Sự từ nhiệm của HĐQT (ngoại trừ ông chủ tịch) và sự tham gia của các thành viên thuộc Công ty TNHH Thái Sơn.

(2) Thông qua chủ trương hợp nhất với Thái Sơn. Thái Sơn và các thành viên lien quan hiện nắm lượng cổ phần APC trên 50%. Tuy là một đối thủ cạnh tranh chính trong ngành, nhưng người của Thái Sơn là từng là sang lập viên của APC, nên có thể xem đây là việc hợp nhất thân thiện.

Các catalyst chính:

(1) Giá bán sản phẩm sẽ tăng: trong suốt 5 năm qua, giá chiếu xạ (tính trên kg sản phẩm) không tăng, do sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành. Do đó, sau khi hợp nhất 2 đơn vị này sẽ nắm thị 70% thị phần chiếu xạ, từ đó sẽ thương lượng và nâng giá chiếu xạ thêm 20-30%.

(2) Nhu cầu gia tăng: hiện chỉ có thanh long và chôm chôm đc xuất khẩu qua Mỹ. Sắp tới dự kiến sẽ có them vải và nhãn ở phía Bắc. Trong tương lai sẽ có thêm 12 loại trái cây nữa của VN đc xem xét nhập khẩu vào Mỹ => nhu cầu chiếu xạ sẽ gia tăng.

Quan điểm:

APC ước đạt 23-24 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, EPS 1.950 đồng/CP. Công ty đang giao dịch tại P/E 9,5 lần. Ngành chiếu xạ không có đơn vị tương quan để so sánh, nhưng nếu xét nhóm công ty trong ngành vật tư nông nghiệp, mức định giá này không còn hấp dẫn. Nhưng xét trên triển vọng từ những cơ hội trong 2015-2016, có thể xem xét. Công ty có kế hoạch cổ tức 10% (tính trên lợi nhuận kế hoạch 16 tỷ đồng), nhưng với kết quả kinh doanh vượt hơn 40% so với kế hoạch, APC có thể xem xét nâng mức cổ tức tiền mặt lên. Trong quá khứ, APC đã từng trả cổ tức 30% vào năm 2010 (năm có lợi nhuận tương đương 2014) và 25% vào năm 2011 (năm có lợi nhuận cao nhất, nhưng APC phải đầu tư mạnh vào tài sản cố định để mở rộng công suất). Do đó có thể kỳ vọng mức cổ tức khả quân trong năm nay.

3. SZL: Lợi nhuận dự phóng 37 tỷ đồng

CTCK MB (MBS)

SZL công bố kết quả kinh doanh quý III/2014. Theo đó, doanh thu thuần đạt mức 43,3 tỷ đồng, tăng 0.2% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng đạt mức 6,97 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận ròng của SZL đạt mức 29,31 tỷ đồng, giảm 19,7% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế quý III giảm mạnh so với cùng kỳ do doanh thu tài chính của SZL giảm mạnh 52% do không còn hưởng cổ tức và lợi nhuận được chia như trong quý III/2013.

SZL có tình hình tài chính lành mạnh, không vay nợ ngân hàng, hoạt động kinh doanh ổn định và thường chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao hàng năm. Việc không có vay nợ ngân hàng đã giúp SZL không bị ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản thời gian qua khi lãi suất tăng cao trong giai đoạn 2011-2012.

SZL đang là đơn vị quản lý khu công nghiệp Long Thành (488 ha), có vị trí đẹp và bề thế tại tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay diện tích đất tại khu công nghiệp Long Thành đã cho thuê hơn 250 ha, tương ứng tỷ lệ lấp đầy hơn 80%, diện tích đất còn lại có thể cho thuê là hơn 60 ha. Và để gia tăng quỹ đất công nghiệp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm 2015 thì SZL đã đầu tư thuê lại hơn 50 ha đất tại khu công nghiệp Châu Đức, nâng tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê lên 110 ha.

SZL đã đầu tư mạnh vào khu dân cư Tam An với tổng diện tích 35,7 ha và khu dân cư Trảng Bom với tổng diện tích 14,5 ha.

Chúng tôi dự phóng, SZL sẽ đạt doanh thu 160 tỷ đồng và 37 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Tiền đang chảy khỏi TTCK?

Tiền đang chảy khỏi TTCK?

Thị trường đang có thông tin rằng, riêng CTCK SSI đang vay của Ngân hàng VCB 1.400 tỷ đồng. Nếu đúng như vậy, số tiền VCB rót vào TTCK có thể lớn hơn rất nhiều lần vì VCB còn có thể tài trợ vốn cho CTCK trực thuộc là VCBS và các CTCK khác.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư