Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
3 cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/8
 
Đầu tư xin trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 11/8 của các công ty chứng khoán.

1. BHS: Sẽ tăng trưởng cao hơn trong niên độ sắp tới

CTCK Vietcombank (VCBS)

CTCP Đường Biên Hòa (mã BHS) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất chưa kiểm toán cho năm tài chính 2015 -2016 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 4.3713 tỷ đồng, tăng trưởng 47% và hoàn thành 140% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 249 tỷ đồng, tăng trưởng 152% và hoàn thành 131% kế hoạch năm. Riêng quý IV niên độ 2015-2016 (giai đoạn từ 1/4/2016 đến 31/6/2016), BHS ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.143,2 tỷ đồng, tăng 31,1% so với cùng kỳ, trong đó, mảng đường đóng góp tỷ trọng lớn nhất 92,7% vào doanh thu, đạt 1.059,5 tỷ đồng.

BHS là doanh nghiệp đầu ngành mía đường với sản lượng và chất lượng đường đứng đầu cả nước. BHS cũng đã xây dựng được thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng trong suốt 45 năm qua, do đó mặc dù giá bán đường cao hơn các doanh nghiệp khác nhưng sản phẩm của BHS vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong niên độ vừa qua, tình hình sản xuất kinh doanh của BHS khá khả quan do (1) giá đường tăng do tình trạng hạn hán ảnh hưởng đến nguồn cung đường, (2) việc sáp nhập với NHS tạo động lực cho BHS tăng trưởng tốt.

Hiện BHS đang giao dịch với EPS trailing 1.909 đồng/cổ phiếu, P/E 8,8. Với triển vọng tăng trưởng ngành đường trong tương lai nhờ (1) dự báo giá đường thế giới tiếp tục tăng nhờ sản lượng tiêu thụ đường cải thiện và thiếu hụt nguồn cung tại một số nước và (2) năng lực sản xuất cải thiện sau khi sáp nhập với NHS, chúng tôi cho rằng trong niên độ sắp tới, BHS có khả năng tăng trưởng cao hơn so với niên độ 2015-2016.

BHS: Duy trì quan điểm đầu tư tốt trong trung và dài hạn

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm cho rằng BHS của CTCP Đường Biên Hòa sẽ là cơ hội đầu tư tốt trong trung và dài hạn.

Với EPS 2015- 2016 ở mức 1.920 đồng/cp. Hiện tại cổ phiếu BHS đang giao dịch với mức P/E 5,83 lần thấp hơn P/E các doanh nghiệp cùng ngành mía đường (14,258 lần) và P/E toàn thị trường ( 14,x lần). Bằng phương pháp định giá P/E và P/B chúng tôi định giá cổ phiếu BHS là 25.900 đồng/cp cao hơn 58% so với giá hiện tại 16.400 đồng/CP ngày 08/08/2016.

2. GMD: Khuyến nghị nắm giữ

CTCK Vietcombank (VCBS)

Nhìn chung, từ đầu năm 2016 đến nay, CTCP Gemadept (mã GMD) đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã được đề ra trong kế hoạch trong 6 tháng đầu năm.

Với triển vọng khả quan về hoạt động của Nam Hải Logistics cũng như Mekong Logistics, VCBS duy trì dự phóng lạc quan đối với hoạt động kinh doanh của GMD trong năm 2016 cũng như 2017.

Tuy nhiên, do kết quả kinh doanh quý II/2016 có khoản lỗ bất thường nên VCBS hạ triển vọng kết quả kinh doanh GMD năm 2016 so với báo cáo trước. Doanh thu 2016 dự kiến đạt 3.707 tỷ đồng, tăng trưởng 3,5%; lợi nhuận sau thuế tương đương năm 2015 dự kiến 462 tỷ đồng, EPS forward 2.369 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/E là 11 lần.

Sử dụng phương pháp so sánh (P/E và EV/EBITDA), mức giá hợp lý đối với cổ phiếu GMD là 27.892 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu GMD.

3. SHI: PE dự phóng 4,8 lần, là mức hấp dẫn để đầu tư

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Chúng tôi đánh giá cao khả năng hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận sau thuế 100 tỷ năm 2016 của CTCP Quốc tế Sơn Hà (mã SHI). Dựa trên kế hoạch, EPS 2016 dự kiến đạt 1.828 đồng/cp, tương ứng PE fw đạt 4,8 lần, là mức rất hấp dẫn để đầu tư.

Một số rủi ro nhà đầu tư cần lưu ý là triển vọng thoái vốn khỏi HIS vẫn chưa rõ ràng và rủi ro pha loãng của đợt phát hành 20 triệu cổ phiếu dự kiến diễn ra vào cuối 2016, đầu 2017. EPS 2016 sau pha loãng dự kiến đạt 1.338 đồng/cp, tương đương PE 6,6 lần, vẫn là mức hợp lý để đầu tư.

Cổ phiếu UPCOM Premium chiếm 84,7% giao dịch khối ngoại
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thống kê giao dịch bảng cổ phiếu UPCOM Premium sau hơn 1 tháng vận hành chiếm gần 85% giao dịch nhà đầu tư...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư