-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Không phủ nhận các cuộc thi khởi nghiệp sẽ mang lại cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư cho các dự án khởi nghiệp, tuy nhiên, ngay cả những dự án gọi được vốn lớn cũng cần đánh giá thành công hay không sau khi dự án phát triển một vài năm |
Trước khi sang tranh tài tại Mỹ thì 3 đội này đã được ban tổ chức Viet Challenge cam kết cung cấp khoản tài chính 2.000 USD hỗ trợ từ tháng 1 đến tháng 4 để tiếp tục phát triển sản phẩm.
Như vậy, cho dù không dành được thứ hạng cao thì nằm trong top 3 này, các đội sẽ có cơ hội dành ít nhất 4.000 USD. Theo đại diện từ ban tổ chức, cơ cấu giải thưởng có 1 giải nhất, 1 giải nhì và 4 giải ba, trong khi chỉ có 6 đội được lọt vào vòng tranh tài tại Mỹ, 3 đội Việt Nam và 3 đội quốc tế (người Việt sinh sống tại nước ngoài) với giá trị giải thưởng nhất, nhì, ba lần lượt là 25.000 USD; 5.000 USD và 2.000 USD.
Đây cũng là những đội được lựa chọn từ hơn 200 hồ sơ gửi từ 17 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, quan trọng hơn là cơ hội các đội thi của Việt Nam sẽ được cọ sát môi trường thi đấu quốc tế. Đặc biệt, ban giám khảo của cuộc thi này đều là những nhà đầu tư nổi tiếng tại Hoa Kỳ và Việt Nam như ông Joshua Slayton (Chief Technology Officer của Angel List tại San Francisco), ông John Hamilton (Entrepreneur-in-Residence của Venture Development Center tại UMass Boston), ông William Brah (Managing Director của Venture Development Center tại Umass Boston), ông Casey Lau (Venture Partner của quỹ BlueStartups tại Hawaii), ông Trần Hữu Đức (Managing Director của quỹ FPT Ventures) và ông Đỗ Hoài Nam (đồng sáng lâp̣ Up Co-working Space).
Theo đánh giá của ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Le Invest, một trong những giám khảo trong các vòng loại của cuộc thi tại Việt Nam thì hầu hết những ý tưởng tham dự cuộc thi này đều khá hay. Tuy nhiên, ban giám khảo đã đánh giá trên các tiêu chí về tính sáng tạo, sự đột phá của ý tưởng, quan trọng là phương thức và đội ngũ triển khai, kế hoạch biến ý tưởng thành sự thật.
Theo ông Vinh, có những ý tưởng không thật sự mới nhưng có cách thức vận hành đột phá về mặt công nghệ vẫn có thể thành công.
Minh chứng trong 3 đội thi thắng cuộc của Việt Nam thì Elight Education là đội thi có mô hình dạy tiếng anh tương đối quen thuộc khi được xây dựng trên cơ sở phát triển nền tảng từ vựng, ngữ pháp, giao tiếp. Người học được học qua các bài học sinh động mọi lúc, mọi nơi dựa trên một thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại. Tuy nhiên, điểm khác biệt của dự án này là có đội ngũ giảng viên luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của học viên trong quá trình học.
Trong khi đó, 2 đội còn lại được ban giám khảo cuộc thi đánh giá có sự khác biệt về ý tưởng.
Cụ thể, VIOT Connected Luminaires chuyên sản xuất các thiết bị IOT (Internet of things) ánh sáng thông minh cho các lĩnh vực như đô thị, nông nghiệp và nhà máy. Những thiết bị này luôn được kết nối với nguồn dữ liệu chủ và có thể giải quyết những vấn đề hy hữu của công nghệ thông tin và có khả năng đo ô nhiễm môi trường, đo nhiệt độ….
Tương tự, VDEs là nền tảng giúp người tổ chức sự kiện có thể chọn và đặt địa điểm tổ chức sự kiện dựa trên từng nhu cầu cụ thể với thời gian nhanh chóng và không tốn nhiều chi phí.
“Cuộc thi này sẽ giúp các đội khởi nghiệp có cơ hội cọ sát và tiếp xúc các nhà đầu tư, thậm chí có khả năng gọi vốn cao. Hiện, chúng ta đang ca ngợi những dự án gọi vốn lên tới vài chục triệu USD. Tuy nhiên, những dự án đó chưa hẳn là thành công vì ý tưởng này có thể hấp dẫn nhà đầu tư này nhưng có thể không hấp dẫn nhà đầu tư kia. Quan trọng là cuối cùng, quá trình vận hành của dự án có ổn định không, khả năng chiếm thị phần bao nhiêu, mức tăng trưởng ổn định thế nào mới là thước đo đánh giá thành công. Quá trình này cần chờ vài năm mới có thể đánh giá được liệu một dự án khởi nghiệp có thành công hay không. Nhiều người nhắc tới cơ hội gọi vốn của các dự án khởi nghiệp thông qua cuộc thi như Viet Challenge nhưng cơ hội này cụ thể thế nào thì đến vòng chung kết tại Boston chúng ta mới biết có những nhà đầu tư nào và mức độ quan tâm của họ tới những dự án khởi nghiệp của Việt Nam ra sao”, ông Vinh nói.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025