Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
3 kịch bản "về đích" của dệt may trong năm 2021
Thế Hoàng - 06/10/2021 16:53
 
Trong cả 3 kịch bản, việc về đích với 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu như năm 2019 sẽ rất khó khăn, ngay cả khi hoạt động sản xuất đang từng bước được khôi phục từ tháng 10/2021.
Kịch bản cao, dệt may sẽ về đích 37,5-38 tỷ USD, ở kịch bản thấp, giãn cách kéo dài đến đầu tháng 12, 33,5-34 tỷ USD.
Kịch bản cao, dệt may dự kiến về đích 37,5-38 tỷ USD, ở kịch bản thấp, giãn cách kéo dài đến đầu tháng 12, sẽ đạt 33,5-34 tỷ USD.

Ảnh hưởng của dịch bệnh và các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài, nhiều nhà máy tại trung tâm sản xuất lớn phải ngưng sản xuất, hoặc duy trì sản xuất với năng suất thấp... đã khiến tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may đang giảm dần trong những tháng gần đây.

Tháng 8 và 9 ghi nhận xuất khẩu giảm sâu. Kim ngạch xuất khẩu chung toàn ngành trong tháng 8 giảm xấp xỉ 16% so với tháng 7 và gần 2,7% so với tháng 8/2020. Sang tháng 9, xuất khẩu chỉ đạt 3 tỷ USD, giảm trên 9% so với tháng 8 và 10,5% so với cùng kỳ 2020. Luỹ kế 9 tháng, dệt may xuất khẩu khoảng 29 tỷ USD.

Trước những khó khăn của Covid-19 tác động tiêu cực đến sản xuất, xuất khẩu và chuỗi cung ứng dệt may, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã đưa ra 3 kịch bản về đích đối với ngành trong năm 2021.

Kịch bản 1, Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện "bình thường mới" từ đầu tháng 10, xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 37,5 - 38 tỷ USD.

Kịch bản 2, nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp, một số địa phương, khu công nghiệp bị phong tỏa, cách ly trong tháng 11, xuất khẩu cả năm dự kiến đạt khoảng 36 - 36,5 tỷ USD.

Kịch bản 3, kém tích cực nhất, xuất khẩu của ngành dự kiến chỉ đạt 33,5 - 34 tỷ USD, nếu không kiểm soát được dịch bệnh, tiếp tục phong tỏa, giãn cách đến đầu tháng 12/2021.

"Mục tiêu thực hiện 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021, bằng năm 2019 sẽ rất khó khăn, ngay cả khi hoạt động sản xuất đang từng bước được khôi phục từ tháng 10/2021", Vitas nhận định.

Vấn đề đau đầu nhất với các doanh nghiệp dệt may lúc này là thiếu lao động. Vitas tính toán, thâm hụt lao động từ nay đến cuối năm sẽ vào khoảng từ 35 - 37%. Mặc dù TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam đang dần mở cửa trở lại từ tháng 10/2021 nhưng vẫn rất khó để công nhân quay trở lại làm việc. Chưa kể đến việc nhiều địa phương đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là rào cản trong việc tìm nguồn lao động thay thế.

Các nhãn hàng vì lo ngại bị chậm trễ thời gian giao hàng đã chuyển những đơn hàng chưa sản xuất ra nước ngoài. Khoảng 18% doanh nghiệp EU đã chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam. 60% doanh nghiệp dệt may và da giày bị nhãn hàng phạt vì giao hàng chậm.

Nghiên cứu tháng 9/2021 của hai hiệp hội Dệt may và Da giày

Đây chính là thách thức rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp khi chưa có phương án tối ưu để tuyển lao động trong điều kiện 'bình thường mới'".

Có thể thấy, mặc dù các kịch bản đưa ra không mấy tươi sáng cho ngành dệt may, tuy nhiên, dệt may vẫn thuộc nhóm hàng xuất khẩu nhiều chục tỷ USD, đóng góp không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như giữ vị trí quan trọng trong chuỗi sản xuất dệt may toàn cầu.

Vitas cho rằng, để phục hồi sản xuất, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các phương án chống dịch, giảm thiểu những rào cản, tăng chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

Theo dự báo của lãnh đạo ngành dệt may, yếu tố thuận lợi cho ngành là thị trường thế giới tiếp tục phục hồi nhu cầu về mức ngang năm 2019 trước đại dịch Covid -19, đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận thực tế giá nguyên liệu đầu vào như bông, xơ, sợi, vải tiếp tục xu thế tăng, logistic tiếp tục duy trì ở mặt bằng giá cao trong năm tới.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho rằng, nửa đầu năm 2022 vẫn tiếp tục phải tập trung chống dịch chờ phủ vaccine đủ miễn dịch cộng đồng, tuy nhiên sẽ không có giãn cách diện rộng như quý 3/2021 vừa qua. Nửa cuối năm sẽ hoạt động trong điều kiện bình thường mới.

Ngành sợi năm 2022 sẽ khó có khả năng giữ được biên lợi nhuận như 2021, đồng thời có rủi ro song hành là giá bông theo đà đi lên, trong khi ngành may sẽ phụ thuộc vào mức độ phục hồi lao động tại các đơn vị phía Nam.

Năm 2022, dự báo dệt may vẫn trong trạng thái “bình thường mới”
Do Covid-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới khả năng năm 2022, ngành dệt may có thể đối diện với thực tế có giai đoạn sẽ bị giãn cách, thậm chí...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư