Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Bàn giải pháp phục hồi sản xuất dệt may, da giày
Thế Hoàng - 06/10/2021 07:38
 
Tìm giải pháp phục hồi sản xuất ngành dệt may, da giày đang trở nên cấp bách bởi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát đã kéo nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
Nhiều doanh nghiệp dệt may, giày dép Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy.
Nhiều doanh nghiệp dệt may, giày dép đang đứng trước nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy.

Làn sóng Covid-19 lần thứ tư xảy ra khi ngành dệt may và da giày bước vào mùa cao điểm trong sản xuất xuất khẩu với số lượng đơn hàng tăng mạnh khi các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, và Trung Quốc đều phục hồi.

Đợt dịch lần này đã ảnh hưởng trực tiếp tới các khu công nghiệp, khiến cho hàng nghìn người lao động bị nhiễm và hàng nghìn doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất.

Trong tình cảnh đó, các nhãn hàng vì lo ngại bị chậm trễ thời gian giao hàng đã chuyển những đơn hàng chưa sản xuất ra nước ngoài. Khoảng 18% doanh nghiệp EU đã chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam. 60% doanh nghiệp dệt may và da giày bị nhãn hàng phạt vì giao hàng chậm (nghiên cứu tháng 9 của Hiệp hội dệt may và da giày).

Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy; người lao động mất việc làm, thu nhập và đứng trước nguy cơ nghèo đói.

Thông tin từ 2 ngành sản xuất này, cho tới ngày 20/9/2021, cả nước đã ghi nhận 691.298 ca nhiễm tại 62 tỉnh, thành phố. Tốc độ tiêm vaccine của Việt Nam vẫn còn chậm so với khu vực: hiện mới có khoảng 28% dân số được tiêm trong đó gần 7% dân số trên 18 tuổi được tiêm đủ 2 mũi.

Nhằm tìm giải pháp phục hồi 2 ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) phối hợp Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam (Lefaso) tổ chức buổi Đối thoại “Chung sức vì sự phục hồi bền vững ngành dệt may- da giày Việt Nam” vào ngày 8/10 tới đây.

Đối thoại sẽ có sự tham gia của 4 bên, gồm: Đại diện một số Bộ ban ngành liên quan của chính phủ, đại diện phía doanh nghiệp, đại diện phía công đoàn và đại diện nhãn hàng để cùng đánh giá tác động của dịch Covid - 19 đến doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may, da giày tại Việt Nam, đồng thời thảo luận các giải pháp hỗ trợ ngành dệt may, da giày phục hồi sản xuất

Số liệu sản xuất công nghiệp, thương mại 9 tháng của Bộ Công Thương cho biết, sản xuất và xuất khẩu của 2 ngành này bị sụt giảm mạnh trong tháng 8 và 9 do có nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất. Xuất khẩu túi xách, vali, mũ, ô dù ước đạt 2,24 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ. Giày dép các loại ước đạt 13,33 tỷ USD, tăng 9,8% (giảm 44,2% về lượng), dệt may ước đạt 23,46 tỷ USD, tăng 5,8% (giảm 18,6% về  lượng).

Năm ngoái, dù không về đích do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng 2 ngành công nghiệp này đã đóng góp hơn 55 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó dệt may hơn 35 tỷ USD, giày dép túi xách 20 tỷ USD.

Ngành dệt may: Sau đứt gãy sản xuất là mất khách hàng
Hoạt động sản xuất dệt may trong tháng 8/2021 tại khu vực phía Nam hiện đã bị đứt gãy 90%. Rủi ro từ giao hàng chậm, mất khách hàng, ảnh hưởng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư