
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
Hội nghị đối thoại Thuế - Hải quan - Doanh nghiệp diễn ra hôm 29/10 |
Tại Hội nghị, các vấn đề thực tế đã được các doanh nghiệp phản ánh với lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, trong đó, nhiều vấn đề đã được cơ quan chức năng giải đáp ngay tại Hội nghị.
Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo Bộ Tài chính và doanh nghiệp được tổ chức hàng năm nhằm chia sẻ thông tin hai chiều, giúp cơ quan chức năng lắng nghe các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, việc xây dựng và điều chỉnh chính sách được thực hiện sát với thực tế hơn.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, cộng đồng doanh nghiệp đã đánh giá cao sự chuyển biến nhất định trong việc cải cách hành chính của ngành tài chính. Tuy nhiên, hiện tại doanh nghiệp cho rằng vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn, chưa hài lòng với ngành tài chính.
Về phía Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, lĩnh vực thuế và hải quan đang thực thi việc sửa đổi một số chính sách quan trọng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, một số chính sách chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Về các vấn đề cụ thể, 32% số doanh nghiệp cho biết họ phải chi trả các chi phí không chính thức cho cán bộ thuế. Tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức không đồng đều giữa các nhóm doanh nghiệp theo nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo loại hình doanh nghiệp, chỉ có 19% doanh nghiệp Nhà nước cho biết phải chi thêm, trong khi có 33% doanh nghiệp dân doanh phải chi khoản này và tỷ lệ này tại doanh nghiệp FDI đạt tới 41%.
Trong khi đó, theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp nông nghiệp phải chi “ngoài luồng” thấp nhất, chỉ chiếm tỷ lệ 23%.
Ngoài ra, có tới 40% doanh nghiệp tin rằng sẽ bị phân biệt đối xử nếu không chỉ trả chi phí không chính thức. Tỷ lệ lo ngại cao nhất trong khối doanh nghiệp FDI với 48%, tiếp đến là doanh nghiệp dân doanh với 42% và doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 29%.
Trong khi đó, trong lĩnh vực hải quan, một số doanh nghiệp phản ánh cán bộ hải quan có thái độ không hợp tác cùng doanh nghiệp, thờ ơ với những vất vả của doanh nghiệp, vẫn còn có phản ánh về hiện tượng vòi vĩnh…

-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower