-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
TIN LIÊN QUAN | |
Phiên 18/8: Cổ phiếu dầu khí thổi lửa thị trường | |
Hai kịch bản cho VN-Index | |
TTCK sẽ tăng nhẹ trong tháng 8 |
1. PTL: Vẫn trong tình trạng khó khăn
CTCK MB (MBS)
PTL vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2014. Theo đó, doanh thu đạt mức 53 tỷ đồng và mức lỗ 14,2 tỷ đồng.
Chúng tôi nhận thấy mặc dù mức lỗ của Công ty đã giảm mạnh so với cùng kỳ song hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn đang trong tình trạng khó khắn. Các dự án của Công ty vẫn khó tiêu thụ sản phẩm và Công ty vẫn phải bán hàng dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp bị âm. Chi phí lãi vay, chi phí quản lý mặc dù giảm mạnh so với cùng kỳ vẫn không thể giúp Công ty thoát lỗ. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty tiếp tục âm trong 6 tháng đầu năm khiến áp lực tài chính đè nặng lên Công ty.
Trong quý 2 2014, Công ty hạch toán một khoản thu nhập khác là 27,7 tỷ đồng từ việc phạt vi phạm hợp đồng. Khoản lợi nhuận bất thường trên đã giúp Công ty có lãi nhẹ trong quý II/2014 sau nhiều quý thua lỗ liên tiếp.
Hiện tại, nguồn lực của PTL bị phân tán vào nhiều dự án bất động sản như Dự án Sân Golf và Biệt thự sinh thái Cam ranh (226 tỷ đồng), Khu đô thị mới tại Vũng Tàu (153 tỷ đồng), Chung cư Mỹ Phú (382 tỷ đồng) và Trung tâm Thương mại Dầu khí Phú Mỹ Hưng (173 tỷ đồng). Tuy nhiên các dự án của PTL đa phần đều dở dang. Chúng tôi đánh giá, Công ty không đủ nguồn lực để hoàn thành các dự án trên nhằm thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm hoặc bàn giao các sản phẩm đã bán cho khách nhằm hạch toán doanh thu. Chúng tôi đánh giá kết quả kinh doanh của PTL vẫn ảm đạm trong thời gian tới.
2. GMD: Khuyến nghị nắm giữ
CTCK Vietcombank (VCBS)
Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh chính tăng trưởng khá (+15% so với cùng kỳ năm ngoái), đạt hơn 700 tỷ đồng với sự đóng góp ổn định từ các lĩnh vực chủ lực là khai thác cảng biển và hoạt động logistics. Tiếp theo đà tăng của quý I, mảng khai thác cảng có doanh thu tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 29% tổng doanh thu nhờ cảng Nam Hải - Đình Vũ của GMD đi vào hoạt động tại khu vực Hải Phòng vào cuối năm 2013 và mang về khoản doanh thu đáng kể. Đồng thời logistics vẫn chứng tỏ là hoạt động chủ lực của công ty khi chiếm 67% tổng doanh thu và tiếp tục tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý này.
Kết quả kinh doanh của GMD trong quý II/2014 có sự tăng trưởng mạnh với lợi nhuận sau thuế tăng 102 lần so với cùng kỳ năm trước nhờ việc chuyển nhượng thành công Gemadept Tower.
Mặc dù doanh thu chỉ tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn 102 lần so với cùng kỳ, đạt 550 tỷ đồng chủ yếu do:
(1) GMD thu được lợi nhuận tài chính lớn từ vụ chuyển nhượng 85% phần vốn góp tại Công ty TNHH Cao ốc Hàng hải là công ty con sở hữu khai thác cao ốc Gemadept cho Tập đoàn CJ Hàn Quốc. Theo đó doanh thu tài chính trong quý II/2014 đã tăng gần 600 tỷ đồng so với quý II/2013.
(2) Hoạt động và quản lý chi phí của GMD hiệu quả hơn khi tỷ suất lợi nhuận gộp đã tăng lên 22%, so với mức 18% của quý II/2013. Trong đó tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng khai thác cảng tăng 27% lên 31%, mảng logistics tăng từ 12% lên 15% và mảng thuê văn phòng tăng từ 63% lên 67%.
Cơ cấu tài sản và tài chính lành mạnh. Trong 6 tháng đầu năm nay, GMD vẫn tiếp tục đầu tư mua sắm tài sản và rót tiền vào các dự án xây dựng đang dở dang. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty đã tăng khoảng 342 tỷ đồng với việc GMD mua sắm đầu tư thêm hơn 100 tỷ đồng TSCĐ, đồng thời tiếp tục đầu tư vào cảng Nam Hải-Đình Vũ (120 tỷ đồng) và 2 dự án trồng cao su Pacific Pearl và Pacific Lotus tại Campuchia (120 tỷ đồng).
Để tài trợ cho những khoản đầu tư này thì GMD đã tăng vay nợ dài hạn khoảng gần 300 tỷ đồng, nâng tổng nợ vay lên gần 2.100 tỷ đồng và hệ số nợ chịu lãi vay tăng nhẹ lên 25%. Với lượng tiền mặt dồi dào thu được sau thương vụ chuyển nhượng, hiện tại công ty có gần 1.400 tỷ đồng tiền và tương đương tiền và nâng hệ số thanh toán tiền mặt lên 1 lần, đảm bảo khả năng thanh toán hơn 850 tỷ đồng nợ vay đến hạn, phải trả người bán và gần 140 tỷ đồng cổ tức trong thời gian tới.
GMD đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ trong 6 tháng. Hiện tại, GMD đã hoàn thành được 1 nửa mục tiêu về doanh thu, đạt 1.317 tỷ đồng và đã cán đích mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 600 tỷ đồng. Chúng tôi dự phóng doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2014 có thể đạt 2.670 tỷ đồng (+5,6% so với năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 690 tỷ đồng (+245% so với năm ngoái) dựa trên giả định: (1) cảng Nam Hải Đình Vũ tiếp tục có sự tăng trưởng tốt, hoạt động với 60% công suất (~ 300.000 TEU); (2) mảng logistics và vận tải duy trì tốt lợi thế, mang về doanh thu cao và ổn định; (3) Biên lợi nhuận gộp cả năm được dự báo khoảng 19%-20%, cải thiện hơn so với các năm trước với hoạt động của GMD ngày càng hiệu quả.
Chi phí tài chính tăng với việc GMD tiếp tục trích dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Theo đó, EPS forward là 4.650 đồng/CP. Thị giá của cổ phiếu này đã tăng gần 10% trong 4 phiên trở lại đây do thông tin rò rỉ về kết quả kinh doanh quý II. Theo đó, với thị giá hiện tại thì P/E forward ở mức 8,2 lần, trong khoảng trung bình P/E ngành cảng biển, logistics là 8-9 lần. Tuy nhiên, GMD có tiềm năng phát triển mạnh ở lĩnh vực cảng biển, khai thác cao su trong một vài năm tới và tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ vận tải, 3PL Logistics. Do đó với các nhà đầu tư dài hạn chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu GMD.
3. VCB: Khuyến nghị mua vào
CTCK Vietcombank (VCBS)
NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2014 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.345,6 tỷ đồng (+18,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 24,5% kế hoạch năm) với tăng trưởng mạnh mẽ của cả thu nhập lãi và ngoài lãi. Thu nhập lãi thuần tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái khi chi phí lãi giảm với tốc độ nhanh hơn thu nhập lãi (-11% so với cùng kỳ năm ngoái so với -3,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Biến động này là hợp lý khi lãi suất đầu vào giảm với tốc độ 1-2% trong khi lãi suất cho vay giảm trung bình 0,5%-1%.
Thu nhập ngoài lãi ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 34,5% chủ yếu nhờ đóng góp của thu nhập dịch vụ và thu nhập khác trong khi các kết quả kinh doanh vàng, ngoại hối và chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh đều kém hơn so với cùng kì. Thu nhập dịch vụ tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự hỗ trợ tốt từ tăng tín dụng (chúng tôi lưu ý rằng các hoạt động dịch vụ thường đi kèm cùng tín dụng nên khi tín dụng tăng tốt sẽ giúp hoạt động này có kết quả khả quan).
Trong phần thu nhập khác (+311% so với cùng kỳ năm ngoái), phục hồi nợ đã xử lý bằng dự phòng đóng góp 176 tỷ đồng (+114% so với cùng kỳ năm ngoái), và lũy kế 6 tháng đầu năm 2014 đạt 403 tỷ đồng, hoàn thành 40% kế hoạch năm (phục hồi khoảng 1.000 tỷ đồng). Theo đó, tổng thu nhập hoạt động tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, do chi phí hoạt động tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái khiến tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động lên mức 39% so với con số 34% của quý I/2014. Chi phí dự phòng tăng nhẹ 3,7% lên mức 1.209,8 tỷ đồng, cho thấy VCB tiếp tục phân bổ đều chi phí dự phòng qua các quý. Ngân hàng dự kiến trích khoảng 5.000 tỷ đồng chi phí dự phòng cho năm 2014.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, VCB đạt 2.846,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+9,3 so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 51,8% kế hoạch năm). Bên cạnh tiết giảm tốt chi phí lãi, tăng trưởng tín dụng đạt 23% so với cùng kỳ năm ngoái và 6,6% so với đầu năm, giúp thu nhập lãi tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chúng tôi cho rằng, VCB dường như đã chấp nhận cho vay “rẻ” hơn để thúc đẩy cho vay khách hàng khi lợi suất trung bình từ cho vay giảm xuống còn 7,8% trong 6 tháng đầu năm 2014 so với mức 9,9% của 6 tháng đầu năm 2013. NIM theo đó chỉ đạt 2,67% so với mức 2,73% của cùng kì năm trước.
VCB tiếp tục duy trì cơ cấu thu nhập năng động với đóng góp của thu nhập ngoài lãi lên mức 33% so với mức 28,5% của 6 tháng đầu năm 2013. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động biến động không đáng kể so với cùng kì, đứng ở mức 36,8%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, VCB đạt 2.846,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+9,3 so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 51,8% kế hoạch năm).
Tài sản sinh lãi tăng 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái và 10,7% so với đầu năm khi tiền gửi ở NHNN giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái và 57% so với đầu năm đồng thời cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư (+ 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái), chứng khoán kinh doanh (44% so với cùng kỳ năm ngoái) đều tăng nhanh. Sau khi thu hẹp vị thế cho vay ròng trong quý I, VCB đã tăng cho vay các tổ chức tín dụng và mở rộng trạng thái ròng thêm 15% so với đầu năm và 107% so với quý trước. Điều này cho thấy thanh khoản dồi dào của VCB trong bối cảnh hệ số cho vay/huy động tiếp tục xuống thấp, chỉ đạt 77% tại thời điểm 30/6/2014 so với mức 82,5% kết thúc năm 2013.
Với các thay đổi trong đánh giá chất lượng nợ theo thông tư 09, nợ xấu tăng 21% so với đầu năm, chiếm 3,06% tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng bao nợ xấu vẫn ở mức cao, đạt 96%, dẫn đầu các ngân hàng niêm yết. Điều này cùng với chính sách quản trị rủi ro thận trọng của VCB giúp chúng tôi tiếp tục đánh giá tích cực đối với chất lượng tài sản của ngân hàng.
Chúng tôi đánh giá cao những cải thiện kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 của VCB nhờ kiểm soát tốt chi phí lãi và duy trì cấu trúc thu nhập đa dạng và kì vọng các yếu tố tích cực này sẽ được duy trì trong 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, VCB tiếp tục cho thấy chính sách thận trọng trong quản lý rủi ro và điều này sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho ngân hàng. Dự báo lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 5.634 tỷ đồng (-1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, 102,4% kế hoạch năm). EPS forward đạt 1.802 đồng/CP. Với thị giá hiện tại 25.900 đồng/CP, P/E ở mức 14,3. Mức P/E tương đối cao nhưng là hợp lý với sự vượt trội của VCB về quản trị rủi ro và tiềm năng tăng trưởng. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị MUA VCB.
4. HDG: Khuyến nghị nắm giữ
CTCK Vietcombank (VCBS)
Quý II/2014, HDG hợp nhất đạt 381,2 tỷ đồng doanh thu thuần (+249% so với cùng kỳ năm ngoái) và 13,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (-45% so với cùng kỳ năm ngoái). Lũy kế 6 tháng, HDG hợp nhất đạt 569,7 tỷ doanh thu thuần (+124% so với cùng kỳ năm ngoái) và 27,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (-14% so với cùng kỳ năm ngoái).
Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận sau thuế giảm trung bình khá, chủ yếu là do các nguyên nhân chính: (1) doanh thu thuần tăng rất tốt (+249% so với cùng kỳ năm ngoái) nhưng giá vốn tăng mạnh (+132% so với cùng kỳ năm ngoái), nhiều hơn mức tăng doanh thu khiến cho tỉ suất lợi nhuận gộp giảm nhẹ (giảm từ mức 11,7% trong 6 tháng đầu năm 2013 xuống chỉ còn 8,7% trong 6 tháng đầu năm 2014); (2) Thu nhập tài chính giảm mạnh (-73%), chỉ đạt 9,5 tỷ đồng do trong kỳ HDG chỉ có thu nhập từ lãi tiền gửi và cho vay mà không có lãi tài chính đột biến (34, tỷ đồng) từ việc thu hồi các khoản đầu tư như cùng kỳ năm ngoái; (3) Chi phí quản lý tăng khá (+19% so với cùng kỳ năm ngoái).
Năm nay, hoạt động liên doanh liên kết tiếp tục đem lại lợi nhuận khá tốt cho HDG, đạt 13,6 tỷ (+30% so với cùng kỳ năm ngoái).
Cơ cấu doanh thu doanh thu của các hoạt động chính của HDG trong 6 tháng đầu năm 2014 lần lượt là: (1) kinh doanh BĐS: doanh thu đạt 305,9 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái HDG không có doanh thu từ hoạt động này); (2) xây lắp: doanh thu đạt 228,5 tỷ đồng (xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái là 229 tỷ đồng); (3) cung cấp dịch vụ: doanh thu đạt 40,4 tỷ đồng (57% so với cùng kỳ năm ngoái).
Đáng chú ý là mặc dù hoạt động kinh doanh BĐS đã đem lại doanh thu khá tốt cho HDG trong 6 tháng đầu năm, nhưng chủ yếu là do HDG ghi nhận từ việc bán các tòa chung cư CT1 đến CT4 của Dự án Nguyễn Văn Công (Quận Gò Vấp, TP. HCM), đây là phần dự án dành bán cho cán bộ công nhân viên, chiến sỹ thuộc Bộ Quốc Phòng nên mức biên lợi nhuận thấp. Do đó, tỉ suất lợi nhuận từ hoạt động này trong 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 6%, khá thấp nếu so sánh với mức 39% của năm 2013 (năm 2013, HDG đã ghi nhận hết doanh thu , lợi nhuận của phần tòa nhà giá thương mại của dự án).
Các hoạt động xây lắp và cung cấp dịch vụ tiếp tục ghi nhận tỉ suất lợi nhuận gộp được duy trì khá tốt kể từ cuối năm 2013. Cụ thể: tỉ suất lợi nhuận gộp hoạt động xây lắp đạt 9% (năm 2013 đạt 8%); tỉ suất lợi nhuận gộp hoạt động cung cấp dịch vụ đạt 38%, tốt hơn so với mức 26% của năm 2013.
Cuối quý II, hệ số Nợ/TTS của HDG vẫn ở mức an toàn, đạt 61%. Tuy nhiên, thực chất HDG hầu như không vay nợ, do tổng nợ vay chịu lãi chỉ đạt 16,6 tỷ đồng (chiếm 1% tổng tài sản) trong khi cuối năm ngoái đạt 137 tỷ đồng (như vậy là HDG đã trả gần như hết nợ vay). Chủ yếu trong nợ phải trả của HDG hiện tại là khoản tạm ứng của khách hàng (đạt 872 tỷ đồng, chiếm 41% tổng tài sản). Tạm ứng của khách hàng lớn như vậy là do HDG vẫn còn chưa bàn giao nhà của dự án N10 Hà Đô ParkView. Theo kế hoạch, từ đây đến cuối năm, HDG sẽ ghi nhận 60% doanh thu, lợi nhuận từ dự án này.
Tiền và tương đương tiền cuối quý II của HDG rất dồi dào, đạt 362 tỷ đồng (tương đương 17% tỉ trọng tổng tài sản). Vì vậy, khả năng thanh toán của HDG đang rất tốt. Khả năng thanh toán nhanh, thanh toán tiền mặt lần lượt đạt 1,49 lần và 0,83 lần (tính toán này đã loại trừ khoản tạm ứng khách hàng).
Quan điểm đầu tư: Năm 2014, HDG đặt kế hoạch 1.500 tỷ đồng doanh thu và 171 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả lũy kế 6 tháng, HDG mới chỉ hoàn thành 38% kế hoạch doanh thu và 16% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. EPS trailing của HDG đạt 2.147 đồng. Do dự án lớn trong năm của HDG là Hà Đô Parkview sẽ ghi nhận vào thời điểm cuối năm nên chúng tôi cho rằng kết quả 6 tháng đầu năm chưa phản ánh ngay được triển vọng của doanh nghiệp. Chúng tôi vẫn tiếp tục cho rằng doanh nghiệp sẽ hoàn thành kế hoạch doanh thu, lợi nhuận do Hà Đô Park View đã xây thô xong và đang dần được hoàn thiện, dự kiến sẽ bàn giao vào cuối năm 2014. Tại mức giá ngày 15/8/2014, P/E trailing đạt 12,56 lần, P/B đạt 1,08 lần, P/E forward đạt 9,62 lần - khá hấp dẫn so với các DN ngành BĐS đang niêm yết khác. Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu HDG.
VN-Index thách thức mốc 605 điểm Điểm đáng chú ý trên thị trường chứng khoán tuần qua đó là việc khối ngoại tích cực bán ròng, tuy nhiên VN-Index vẫn trụ vững quanh mốc 605 điểm nhờ dòng tiền được tung vào thị trường từ khối nhà đầu tư trong nước. |
Thanh Thúy (Tinnhanhchungkhoan.vn)
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up