
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025
1. BID: Khuyến nghị NẮM GIỮ
(CTCK VietinBank - VietinBankSc)
Nợ nhóm 5 của BID đã tăng mạnh +32% từ 4.209 tỷ đồng (2013) lên 5.561 tỷ đồng (31/3/2014) và vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, với 68,98% trong tổng 3 nhóm nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm, từ 2,36% cuối năm 2013 xuống còn 2,11% vào quý I/2014. BID đã và đang xử lý chặt chẽ vấn đề nợ xấu bằng việc bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC (2013) và dự kiến bán tiếp hơn 2.000 tỷ đồng năm 2014, cũng như trích lập chi phí dự phòng rủi ro luôn ở mức cao.
Theo báo cáo hợpnhất quý 1/2014, các hạng mục kinh doanh của ngân hàng đều tăng trưởng mạnh. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 3.497 tỷ đồng (+12%), lãi dịch vụ tăng 17,5%, lãi kinh doanh chứng khoán (500%) đạt 203 tỷ đồng, lãi khác tăng 200%, thu nhập từ góp vốn tăng +145%. Tuy chi phí hoạt động tăng 22,3% nhưng BID vẫn đạt lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 1.949 và 1.545 tỷ đồng, tăng 28.6% và 34.8% so với cùng kỳ 2013.
Hiện tại, sở hữu nhà nước của BIDV là 95,76%, các tổ chức và cá nhân trong nước là 4,23%, sở hữu nước ngoài mới chỉ có 0,01%. Tuy nhiên, dự kiến cuối năm 2014, sau khi bán 10,5% vốn cho nhà đầu tư tài chính, Nhà nước sẽ chỉ còn nắm 86,66%, cổ đông ngoài nhà nước nắm giữ 3,84% và cổ đông nhà đầu tư tài chính nắm giữ 9.5% cổ phần của BID.
Năm 2014, BIDV đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 6.000 tỷ đồng, huy động vốn tăng 13% và tăng trưởng tín dụng là 16%. Nợ xấu vẫn duy trì ở dưới mức cho phép 3%. Với kế hoạch đặt ra, EPS dự báo đạt 1.634 đồng.
Các chỉ số sinh lời đều tăng trưởng so với quý I/2013 và quý IV/2013. Cụ thể, ROA, ROE của quý I/2014 lần lượt là 0,27% và 4,62%, cao hơn 0,24% và 4,14% của quý I/2013 và 0,17% và 2,96% của quý IV/2013. Hết quý I/2014, BID có 398.287 tỷđồng cho vay khách hàng (+1.9% so với cuối 2013), huy động tiền khách hàng đạt 357.856 tỷ đồng (+5.6%). Tổng tài sản đạt 572.263 tỷ đồng.
P/E hiện tại của BID là 8,8x, thấp hơn trung bình ngành (10.7x), đã giảm so với P/E của ngày niêm yết (12,4x). P/B của BID và trung bình ngành đều là 1.2x. Theo phương pháp so sánh chỉ số, BID được định giá ở mức 15.700 đồng/cp, khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BID.
2. NBB: Có thể mua vào
CTCK Rồng Việt (VDSC)
NBB vừa có công bố về kết quả kinh doanh Quý I, theo đó doanh thu thuần giảm nhẹ (-7,5% so với cùng kỳ) trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 6,5 lần, đạt 23,6 tỷ đồng (tương đương EPS khoảng 662 đồng/cp). Theo chuyên viên phân tích ngành, kết quả này không quá bất ngờ. Năm 2014, nguồn thu chủ yếu đến từ ba dự án bất động sản, bao gồm Carina Plaza, dự án KDC Sơn Tịnh Quảng Ngãi, dự án KDC phường 2 Bạc Liêu.
Tuy nhiên trong quý I, dự án KDC Sơn Tịnh Quảng Ngãi vẫn chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu do quá trình cấp sổ đỏ cho người mua nhà chưa hoàn thiện. Trong khi dự án Carina Plaza gặp khó khăn trong tiêu thụ do diện tích và giá trị căn hộ lớn. Do đó, doanh thu quý I phần lớn ghi nhận từ dự án đất nền giá rẻ là KDC phường 2 Bạc Liêu. Mặc dù doanh thu sụt giảm nhưng lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể nhờ nguồn thu từ hoạt động tài chính với hơn 17 tỷ đồng lợi nhuận từ chuyển nhượng cổ phần BOT cầu Rạch Miễu cho CII.
Dự kiến trong các quý tới, doanh thu hoạt động tài chính tiếp tục đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của NBB. Bởi Công ty sẽ hoàn thành thoái vốn và kêu gọi hợp tác đầu tư vào các dự án: City Gate Tower, CTCP Khoáng sản Quảng Ngãi-QMI và Thủy điện Đá Đen. Đáng lưu ý, từ quý II Công ty sẽ thu khoảng 178 tỷ từ kế hoạch tăng vốn tỷ lệ 2:1 và 210 tỷ từ phát hành trái phiếu chuyển đổi cho đối tác nước ngoài.
Như vậy, với triển vọng dòng tiền cải thiện nhờ nguồn thu từ hoạt động tài chính cũng như tái cấu trúc cơ cấu vốn, chuyên viên ngành của chúng tôi cho rằng NBB là một trong những công ty bất động sản đáng quan tâm.
3. DMC: Khuyến nghị mua vào
CTCK FPT (FPTS)
Doanh thu thuần hợp nhất quý I/2014 của CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC - sàn HOSE) đạt 375 tỷ đồng (+30% so cùng kỳ 2013). Lợi nhuận sau thuế đạt 30 tỷ đồng (+25% so cùng kỳ), hoàn thành 23% kế hoạch năm. Nguyên nhân chủ yếu do Domesco tái cấu trúc danh mục sản phẩm trong kỳ theo hướng loại bỏ các dòng sản phẩm giá trị thấp, biên lãi gộp thấp và gia tăng sản xuất các dòng sản phẩm giá trị cao, biên lãi gộp cao trong bối cảnh công suất sản xuất đã đạt ngưỡng tối đa và không thể tăng thêm.
Lợi nhuận sau thuế 2014 của DMC ước đạt 131 tỷ đồng, EPS 2014 (F) ước đạt 4.904 đ/cp. Ứng với mức P/E hợp lý và thận trọng khoảng 10.0 trong giai đoạn hiện tại, giá phù hợp của cổ phiếu DMC là 49.000 đ/cp, cao hơn 36% so với thị giá hiện tại. Do đó, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DMC với mục tiêu trung và dài hạn.
4. REE: Khuyến nghị MUA
(CTCK VPBank - VPBS)
Trong những năm tới, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của REE tăng trưởng khả quan với phần lợi nhuận của các công ty liên doanh, liên kết sẽ đóng vai trò chính trong lãi ròng hợp nhất của công ty. REE đã và đang theo đuổi chiến lược đầu tư với phần lớn danh mục đầu tư thuộc các ngành cơ sở hạ tầng. Do vậy, xu hướng tăng trưởng của ngành điện và nước có thể giúp phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của REE tăng trưởng trong giai đoạn dự báo.
Chúng tôi tin rằng ngành M&E trong nước sẽ tăng trưởng tương ứng với triển vọng của ngành xây dựng. Đặc biệt, xuất phát từ chiến lược nâng cao cơ sở hạ tầng của chính phủ Việt Nam, các dự án cấp quốc gia sẽ tăng trưởng tốt hơn trong vòng năm năm tới. Với lợi thế được xem là dẫn đầu thị trường với các dự án lớn của Chính phủ, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận hoạt động của REE trong mảng M&E sẽ tăng từ 13% đến 16% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Song song đó, mảng cho thuê văn phòng, một phần của ngành bất động sản, sẽ phục hồi dần từ năm 2014. Kết quả là, mảng cho thuê văn phòng của công ty sẽ tiếp tục tạo ra dòng tiền ổn định hàng năm với doanh thu và lợi nhuận tăng nhẹ.
Do phản ứng của thị trường liên quan đến các thông tin tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, giá cổ phiếu REE đã giảm đáng kể từ mức cao nhất là 34.000 đồng/cổ phiếu trong tháng 2 năm 2014 xuống còn 23.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 20 tháng 5 năm 2014.
Nhìn chung, chúng tôi tin rằng trong vòng một năm tới, giá cổ phiếu của REE sẽ tiến gần đến giá mục tiêu là 30.900 đồng/cổ phiếu và vì thế đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu này.
Top 10 cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất tuần qua () Thị trường chứng khoán tuần qua (từ 12/05 đến 16/05/2014) dao động thất thường trước những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông. Các chỉ số có phiên tăng giảm điểm xen kẽ, khối lượng giao dịch ổn định. |
Thanh Thúy (ĐTCK)
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây