
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
FPT Retail hiện là nhà bán lẻ lớn thứ 2 tại Việt Nam trong ngành kỹ thuật số và hàng công nghệ. |
Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 125.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị vốn hóa khi chào sàn đạt đến 5.000 tỷ đồng. Biên độ dao động giá trong ngày chào sàn là +/-20% so với giá tham chiếu.
Chính thức thành lập năm 2012, sau 6 năm hoạt động, FPT Retail hiện là nhà bán lẻ lớn thứ 2 tại Việt Nam trong ngành kỹ thuật số và hàng công nghệ với hệ thống 473 cửa hàng trên khắp 63 tỉnh, thành phố (tính đến ngày 31/12/2017).Tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) doanh thu của công ty đạt 45.1%/năm trong giai đoạn 2013-2017 và tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) lợi nhuận sau thuế đạt 92%/năm trong giai đoạn 2014-2017.
Kết thúc năm 2017, FPT Retail đạt doanh thu 13,147 tỷ đồng, tăng 21,1% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 290 tỷ đồng, tăng 39.7% so với năm 2016.Trong đó, doanh thu bán hàng trực tuyến đạt 2.034 tỷ đồng, tăng trưởng 68% so với năm 2016 và chiếm 15,47% tổng doanh thu của công ty.
Năm 2018, FPT Retail đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu lên mức 16.020 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế lên mức 377 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước. Với kế hoạch đã đề ra, FPT Retail dự kiến sẽ chia cổ tức không thấp hơn 20% bằng tiền mặt, thời gian chi trả được ủy quyền cho HĐQT quyết định.
FPT Retail có vốn điều lệ 400 tỷ đồng. Hiện tại, FPT nắm 47% cổ phần, hai quỹ đầu tư là Dragon Capital và VinaCapital nắm 34,17%, còn lại thuộc về các cổ đông khác.
Tại lễ chào sàn, bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FPT Retail chia sẻ: “Những thách thức, áp lực mới khi niêm yết cũng sẽ là nguồn động lực lớn để FPT Retail tiếp tục tăng trưởng bền vững, nắm bắt những cơ hội hợp tác, kinh doanh mới nhằm mang lại nhiều hơn nữa những giá trị thực cũng như lợi ích cho cổ đông. Chúng tôi đã chuẩn bị tâm thế và nền tảng cho kế hoạch hoạt động giai đoạn 2018 – 2020 với tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) là 19.5%/năm cho doanh thu và 26%/năm cho lợi nhuận sau thuế".

-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh