Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
5 kiến nghị Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái gửi tân Thủ tướng
Công Sang - 02/05/2016 08:13
 
Dư địa tăng trưởng dựa trên tăng đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên khoáng sản…không còn nhiều, chấp nhận hội nhập tức là chấp nhận cạnh tranh. Việc hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới càng đòi hỏi việc phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân là đỏi hỏi sống còn để thực hiện thắng lợi đường lối mà Đại hội Đảng 12 đã đề ra, đưa đất nước ta trở thành một đất nước công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong 20 năm sắp tới

Để tạo điều kiện mở đường cho cộng đồng DN tư nhân Việt Nam phát triển, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch tập đoàn Phú Thái đề xuất 5 kiến nghị như sau: 

Một là chính phủ cần nhanh chóng Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển quốc gia trong bối cảnh hội nhập bằng sử dụng các chất xám của đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước, để thiết kế chiến lược quy hoạch toàn diện các ngành kinh tế, các vùng miền, các tỉnh thành, trong bức tranh chung của kinh tế Việt Nam theo định hướng chọn lọc, phát huy thế mạnh lợi thế của Đất nước cũng như các ngành, sản phẩm trọng điểm. 

.
.

Không dàn trải, với những cân đối hợp lý để phát triển, tránhphát triển riêng rẽ, cục bộ, chồng chéo làm triệt tiêu hiệu quả lẫn nhau. Trong đó xác định va lượng hóa rõ sự tham gia của kinh tế tư nhân, đồng thời cần những giải pháp có tính đột phá, để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân  Không những định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp của mình mà còn đóng góp tích cực cho sự hưng thịnh của kinh tế nước nhà . 

Bên cạnh đó là giảm sự độc quyền của nhà nước trong một số lĩnh vực như than, điện,  ngân hàng, xây dựng, phân bón , cao su,... cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia cac dịch vụ công

Hai là tối đa hoá và cộng hưởng nguồn lực xã hội, khai tác tối đa tiềm năng sẵn có các nguồn lực bằng việc cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận bình đẳng theo cơ chế công khai minh bạch và theo hình thức "nhà nước tạm ứng lợi thế, doanh nghiệp tư nhân quản lý minh bạch và hiệu quả”.

Mạnh dạn giao một số nguồn lực như vốn, đất đai, DNNN… cho doanh nghiệp tư nhân tốt quản lý dưới sự giám sát của nhà nước bằng mục tiêu là hiệu quả sinh lời. Khuyến khích hình thành các Tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu, cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vốn vào các Tập đoàn kinh tế nhà nước. 

Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN  Theo mục tiêu " Kế thừa và phát triển ". Không phải chỉ thu được tiền mà quan trọng là phát triển mạnh các sản phẩm và dịch vụ hiện có hoặc liên quan đang có lợi thế. Mạnh dạn cho các doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp tư nhân vốn không nhiều nhưng có trình độ quản lý tốt tham gia bằng trình bày phương án kinh doanh,đảm bảo theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, lấy hiệu quả và chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất để quyết định. 

Tránh làm méo mó mục đích cổ phần hóa, chỉ thu lợi ngắn hạn, không theo chiến lược phát triển chung, hoặc mang lại lợi ích nhóm, không vì lợi ích phát triển kinh tế đất nước.

Tăng cường tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động có quả, tiếp tục giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn, thực hiện những hình thức cho vay mới như cho vay theo các chuỗi sản xuất và cung ứng, tăng cường phương thức thuê mua tài chính, phát triển hình thức bảo lãnh tín dụng qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam , mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay theo dự án sản xuất kinh doanh chứ không chỉ dựa vào tài sản thế chấp. Phát triển các quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ…

Ba là trong 10 năm tới đầu tư Trực tiếp nước ngoài ( FDI ) vẫn là một kênh quan trọng để thu hút: vốn, công nghệ, trình độquản lý, công ăn việc làm và sức cạnh tranh của Việt Nam. Do vậy , Chính phủ cần tiếp tục mở cửa để thu hút các dòng vốn đầu tư từ các nước trên thế giới.

Các hiệp định thương mại và TPP có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hiệp định đổ vốn vào Việt Nam, cần tạo cơ chế khuyến khích kết nối ,  Hợp tác , liên doanh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bốn là kiểm soát dòng vốn quốc gia, cân đối nguồn lực cung cấp cho các ngành theo chiến lược phát triển chung, tránh đầu tư thiên về bất động sản, hạ tầng. Tránh tạo ra bong bóng vì đầu tư thiên lệch và hiệu quả ngắn hạn,  tập trung vào xử lý vấn đề nợ xấu và hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp. Nên kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn rẻ đầu tư vào hạ Tầng với các yêu cầu tổng mức đầu tư lớn và thu hồi vốn lâu

Cuối cùng, Đấu tranh quyết liệt va không khoan nhượng với tham nhũng, với tệ nạn nhũng nhiễu, gây khó dễ để ăn tiền của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là ở các cấp thi hành. 

Thực hiện nghiêm túc luật pháp đối với doanh nghiệp, không để tình trạng Luật, Nghị định thì mở ra nhưng Thông tư hướng dẫn thì bó lại. Sửa đổi nâng cấp và đồng bộ hóa khuôn khổ pháp lý, hệ thống quản lý Nhà nước và đội ngũ công chức, tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. Để người dân giám sát và tham gia cuộc chiến chống tham nhũng. Cho phép cộng đồng doanh nghiệp chấm điểm các cơ quan công quyền trước mắt ở cấp cơ sở, từ các Tổng cục, Cục và Sở ban ngành trở xuống làm cơ sở để đổi mới quản lý và xăp xếp cán bộ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để lương công nhân tăng không kịp giá
Sáng 30.4, nhân ngày Quốc tế Lao động, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp xúc với 3.500 công nhân 8 tỉnh( Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa –...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư