
-
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
-
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce
-
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi
![]() |
Người độc thân dễ mắc phải nhiều cạm bẫy tài chính. Ảnh: AFP |
Bất kể giới tính hay độ tuổi, độc thân và tự kiểm soát cuộc sống của mình là trải nghiệm rất đáng nhớ. Nhưng dù giúp bạn tự do, nó cũng mang đến nhiều cạm bẫy. Không có thu nhập từ vợ/chồng hay không có người giúp quản lý tài chính, bạn chỉ có thể dựa vào mình. Theo các chuyên gia tài chính, dưới đây là những sai lầm tiền bạc người độc thân dễ mắc phải:
1. Không có kế hoạch chi tiêu
Ưu tiên số một với người độc thân là lập kế hoạch chi tiêu. Dĩ nhiên, ai cũng cần lập kế hoạch. Tuy nhiên, người độc thân dường như đặc biệt không thích làm điều này, vì họ không phải chia sẻ tài chính với ai cả.
Chi tiêu vô tội vạ sẽ khiến bạn sẽ rất khó chọn ra và theo dấu mục tiêu tài chính của mình. Chẳng mấy chốc, bạn sẽ hết nhẵn tiền trong tài khoản. Nếu tài chính của bạn ngày càng phức tạp, hãy thử các ứng dụng để đơn giản hóa việc này.
2. Mua sắm tùy hứng
Ngoài việc không lên kế hoạch chi tiêu, mua sắm tùy hứng cũng là một sai lầm nữa thường gặp ở người độc thân. Một lần nữa, lý do của việc này là “Tôi chỉ phải lo cho mình thôi mà”.
Người độc thân thường cảm thấy thoải mái khi mua tùy hứng, do họ không có vợ/chồng giám sát việc này. Khi đi cùng bạn bè, họ lại càng dễ chi tiền. Để tránh điều này, hãy tự đặt ra các quy tắc cho bản thân. Ví dụ, hãy quyết định trước bạn sẽ đi ăn ngoài mấy lần một tháng, hay chỉ mang tiền mặt khi đi mua sắm.
3. Không mua bảo hiểm
Khi bạn độc thân, bảo hiểm rất quan trọng. Vì khi ốm đau, khuyết tật hay thất nghiệp, bạn sẽ không thể dựa vào nguồn thu nhập thứ hai nào cả.
Bên cạnh đó, bạn cần nghĩ đến tương lai nữa. Người độc thân không có vợ/chồng chăm sóc và cần phải nghĩ đến chi phí dưỡng lão sau này.
4. Không có quỹ dự phòng
Ngoài bảo hiểm, người độc thân cũng cần tiết kiệm số tiền đủ để vượt qua bất kỳ cú sốc tài chính nào. Hãy dành ra số tiền tương đương 3 - 6 tháng sinh hoạt phí và đừng bao giờ trông chờ vào thẻ tín dụng.
5. Không có người tư vấn tài chính
Khi kết hôn, một trong hai sẽ làm nhiệm vụ xây dựng ngân sách, đánh giá các khoản chi lớn và chia sẻ mục tiêu chung. Tuy nhiên, nếu chỉ có một mình, bạn sẽ chẳng có ai giám sát cả. Vì thế, bạn cần tìm ai đó làm việc này cho mình.
Đó có thể là người thân trong gia đình, hoặc bạn bè. Họ phải là người bạn tin tưởng và có kỹ năng quản lý tiền tốt. Tùy vào mức độ kỷ luật của bản thân, bạn có thể cùng người này kiểm tra chi tiêu mỗi tháng, tuần hoặc thậm chí hàng ngày.

-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025 -
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm -
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng -
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn