Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 20 tháng 09 năm 2024,
50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đạt 36,6 tỷ USD
Vũ Anh - 22/09/2022 09:36
 
Bảo hiểm, bất động sản, cơ khí và xây dựng là những ngành tăng trưởng nhanh hơn. Trong khi viễn thông, ngân hàng và thực phẩm có đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị của bảng xếp hạng.

Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới và đơn vị tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam vừa công bố bảng danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022.

Giá trị top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã tăng lên 36%. Top 10 thương hiệu đứng đầu đã đóng góp 67% (24,4 tỷ USD) giá trị của bảng xếp hạng. Tổng giá trị đạt được lên tới 36,6 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2021.

Trong đó, bốn thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông có tổng giá trị là 13.136 triệu USD và trở thành lĩnh vực đóng góp nhiều giá trị nhất cho bảng xếp hạng. Tiếp theo là ngành ngân hàng với 8.504 triệu USD giá trị thương hiệu với 12 thương hiệu và đứng thứ 3 là ngành thực phẩm với 3.460 triệu USD với 7 thương hiệu.           

Cụ thể, Viettel là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam trong vòng bảy năm liên tiếp, thương hiệu được định giá 8,8 tỷ USD (tăng 44,5%), đã trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm thứ bảy liên tiếp.

Viettel được định giá thương hiệu gấp 3 lần VNPT (2,858 tỷ USD) và Vinamilk (2,814 tỷ USD), là hai thương hiệu lần lượt đứng thứ hai và thứ ba trên bảng xếp hạng. Doanh thu của Viettel đã tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021, trong khi thương hiệu này luôn chú trọng đến tính bền vững môi trường và đa dạng sinh học đô thị.

Viettel Global, một công ty con của Viễn thông Viettel và là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, đã báo cáo doanh thu hàng quý cao kỷ lục 237 triệu USD trong quý 1/2022, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu vực châu Phi, Đông Nam Á và Mỹ Latinh, vẫn là động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của Viettel Global.

Với tốc độ tăng trưởng chậm hơn một chút, VNPT - Vietnam Posts and Telecommunications Group (Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam) (tăng 4,2% đạt 2,858 tỷ USD), giữ nguyên vị trí thứ hai trong top thương hiệu giá trị nhất. Trong vòng năm năm trở lại đây, VNPT đã tăng trưởng cả về giá trị thương hiệu và sức mạnh thương hiệu. 

VNPT đã xếp hạng hai trên bảng xếp hạng quốc gia năm thứ tư liên tiếp và xếp trong top 3 kể từ năm 2017. Những năm gần đây, VNPT đã ký kết những thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam và các đối tác để cải thiện các giải pháp kết nối và mạng lưới truy cập 5G tại Việt Nam. 

Vinamilk, với giá trị 2,814 tỷ USD, đưng thứ ba về giá trị thương hiệu với tăng trưởng 18% so với năm 2021. Đáng chú ý, có bốn cái tên mới tham gia TOP 50 là: Nam Long (hạng 34), Vinacomin (hạng 43), Chin Su (hạng 44) và Masan Consumer (hạng 45).

Theo ông Alex Haigh, Giám đốc Điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương, để tiếp tục phát triển về giá trị thương hiệu và giúp đất nước chuyển từ định hướng sản phẩm sang định hướng tiếp thị và thương hiệu, các thương hiệu Việt Nam cần cởi mở để thay đổi, phản ứng nhanh, đa dạng hóa và trở nên minh bạch hơn với tất cả các bên liên quan.

Giá trị thực sự của mạng xã hội Twitter là bao nhiêu?
Quyết định của tỷ phú Elon Musk trong việc hoãn thỏa thuận thâu tóm Twitter đã một lần nữa đặt ra vấn đề về giá trị thực sự của mạng xã...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư