Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
500 triệu cổ phiếu Vinatex chào sàn UPCoM vào ngày 3/1/2017
Thế Hải - 28/12/2016 14:19
 
500 triệu cổ phiếu VGT của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) sẽ chào sàn UPCoM vào ngày 3/1/2017 với giá tham chiếu 13.500 đồng/cổ phiếu.
500 triệu cổ phiếu VGT của Vinatex sẽ chào sàn UPCoM vào ngày 3/1/2017.
500 triệu cổ phiếu VGT của Vinatex sẽ chào sàn UPCoM vào ngày 3/1/2017.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra thông báo số 1352/TB-SGDHN về ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu đăng ký giao dịch của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), theo đó, 500 triệu cổ phiếu VGT của Vinatex sẽ chào sàn UPCoM vào ngày 3/1/2017.

Với mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 13.500 đồng/cổ phiếu, Vinatex đang được định giá 6.750 tỷ đồng.

Theo bản cáo bạch của Vinatex, trong số 500 triệu cổ phiếu có 120 triệu cổ phiếu của cổ đông chiến lược, chiếm tỷ lệ gần 24% bị hạn chế chuyển nhượng.

Tại thời điểm chốt danh sách cổ đông vào tháng 7/2016, Vinatex có 30 cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 55 triệu cổ phiếu, chiếm 11,01% vốn điều lệ.

Hiện Bộ Công Thương đang là cổ đông lớn nhất tại Vinatex với tỷ lệ sở hữu 53.49%. Tiếp đến là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam với tỷ lệ sở hữu 14%, Vingroup sở hữu 10% và cá nhân ông Bùi Mạnh Hưng sở hữu 6%.

Kết thúc năm 2016, giá trị sản xuất của Vinatex là 37.757 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.477 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2015;, tổng doanh thu ước đạt 40.563 tỷ đồng, tăng 3%. lợi nhuận trước thuế (không tính đơn vị phụ thuộc) đạt 1.430 tỷ đồng, tăng 9%; thu nhập bình quân người lao động đạt 6.690.000 đồng/người/tháng, tăng 8% so với năm 2015.

Tập đoàn đã thực hiện đầu tư 41 dự án, với tổng mức đầu tư 5.523,7 tỷ đồng. Trong đó, có 9 dự án sợi, với tổng mức đầu tư  2.048,3 tỷ đồng; 9 dự án dệt nhuộm với mức đầu tư 1.399,5 tỷ đồng; 17 dự án may  1.824,7 tỷ đồng; 6 dự án nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị với số tiền 251,2 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, trong 8 dự án của Công ty mẹ Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm chủ đầu tư thì 7 dự án đã đi vào hoạt động, bao gồm: dự án Nhà máy Sợi Nam Định quy mô 2,1 vạn cọc đã hoàn thành giai đoạn I, vận hành chạy thử cuối tháng 4/2016; dự án Nhà máy Sợi Phú Cường quy mô 3 vạn cọc đã hoàn thành giai đoạn I, vận hành chạy thử cuối tháng 5/2016; dự án Nhà máy May Vinatex Cần Thơ gồm 29 chuyền may, vận hành sản xuất thử từ tháng 4/2016; dự án Nhà máy May Bạc Liêu gồm 25 chuyền may, vận hành sản xuất thử từ tháng 6/2016; dự án Nhà máy May Vinatex Lệ Thủy - Quảng Bình gồm 20 chuyền may, đưa vào sử dụng từ tháng 6/2016…

Riêng dự án May Quế Sơn quy mô 20 chuyền may đang được triển khai thực hiện.

Vinatex cũng cho biết, tính riêng 7 dự án đã thực hiện góp phần tăng năng lực cho Tập đoàn về Sợi (chi số bq Ne 30) tăng thêm 3.130 tấn; Vải tăng 3,5 triệu mét vuông, May tăng hơn 2 triệu sản phẩm.

Vinatex đổ gần 3.500 tỷ đồng đầu tư vào ngành sợi và dệt nhuộm
Các dự án đầu tư trong ngành sợi và dệt nhuộm được Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đặc biệt ưu tiên để gia tăng nguồn cung nguyên liệu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư