
-
Hải Phòng: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Nga và Singapore
-
Dự án metro 56.301 tỷ đồng của Bình Dương chưa làm rõ phương án huy động vốn
-
Hải Dương tiếp tục đưa 8 dự án đầu tư công vốn hơn 2.400 tỷ đồng vào hoạt động
-
Dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ đã hoàn thành thi công hạng mục đê chắn sóng
-
Long An và tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) ký kết ý định thư về hợp tác hữu nghị -
Dự án Trump International, Hung Yen chính thức khởi công
![]() |
Trạm thu phí hoàn vốn cho Dự án nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ. |
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT số thu dịch vụ sử dụng đường bộ tại các dự án BOT trong giai đoạn kinh doanh khai thác.
Theo đó, tổng số thu phí sử dụng đường bộ tại 57 dự án BOT với tổng cộng 63 trạm thu phí được Tổng cục Đường bộ Việt Nam giám sát trong năm 2018 là 12.192 tỷ đồng, lũy kế số thu từ đầu dự án đến hết năm 2018 là 47.442 tỷ đồng.
Con số này chưa bao gồm các tuyến cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài – Lào Cai, Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Đà Nẵng – Quảng Ngãi của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; tuyến Hà Nội – Hải Phòng của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam – Vidifi và tuyến Tp.HCM – Trung Lương thực hiện bán quyền thu phí cho Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh.
Trong số các dự án BOT được Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo, tuyến có doanh thu thu phí lớn nhất trong năm 2018 là Dự án mở rộng Quốc lộ 51 (730 tỷ đồng), Dự án đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ (702,8 tỷ đồng), tiếp theo là Dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới (590 tỷ đồng), Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 Hà Nội – Bắc Giang (462 tỷ đồng); Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Phan Thiết – Đồng Nai (340 tỷ đồng), Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Vinh – Bến Thủy 324 tỷ đồng; Dự án mở rộng Quốc lộ 1 qua Khánh Hòa (309 tỷ đồng)...
Các dự án có mức thu rất thấp dù triển khai thu từ đầu năm 2018 là Dự án đầu tư xây dựng tuyến Thái Nguyên – Chợ Mới (22,9 tỷ đồng), Dự án xây dựng cầu Việt Trì mới (63 tỷ đồng)...
Trong một báo cáo gửi Chính phủ vào đầu tháng 1/2019, Bộ GTVT cho biết, theo số liệu quản lý, đến nay một số dự án BOT có sự sụt giảm doanh thu so với phương án tài chính ban đầu do kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội không diễn ra như dự báo; xuất hiện các đường song hành, đường ngang qua khu vực thu phí ảnh hưởng đến lưu lượng xe qua trạm; việc giảm phí chung các phương tiện quanh trạm. Đặc biệt là tác động lớn nhất tới doanh thu các dự án BOT là việc chưa tăng phí theo lộ trình trong năm 2018.
Nếu không có giải pháp đồng bộ, kịp thời, việc sụt giảm doanh thu này có thể kéo theo một số hệ lụy như phá vỡ phương án tài chính của các dự án, các khoản vay BOT sẽ trở thành nợ xấu, ảnh hưởng đến chủ trương kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP.

-
Chờ kích hoạt cơ chế đặc thù cho sân bay Phú Quốc -
Long An và tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) ký kết ý định thư về hợp tác hữu nghị -
Dự án Trump International, Hung Yen chính thức khởi công -
Quảng Nam xem xét phục hồi pháp lý cho Khu du lịch sinh thái Lê Phan -
Chuẩn bị mở rộng giai đoạn tiếp theo dự án Khu công nghiệp Quảng Trị -
Đà Nẵng lập thủ tục đầu tư nút giao thông Túy Loan vốn 400 tỷ đồng -
Chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai