-
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 -
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh
Trong tháng 6/2022, nắng nóng diễn ra tại cả 3 miền nên nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao. Công suất đỉnh của toàn quốc cũng lên kỷ lục mới ở mức 45.528 MW vào ngày 21/6/2022 (tăng gần 3.100 MW so với công suất đỉnh năm 2021).
Sản lượng ngày cao nhất cũng lên mức kỷ lục mới với 900 triệu kWh cũng vào ngày 21/6/2022. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 6/2022 đạt 24,52 tỷ kWh. Lũy kế 6 tháng đạt 133,11 tỷ kWh, tăng 3,8% so với cùng kỳ.
Theo nhận định xu thế thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2022, nắng nóng tiếp tục xuất hiện ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình tại Bắc Bộ phổ biến cao hơn 0,50C, các nơi khác phổ biến cao hơn 0,5-1,00C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Dự kiến sản lượng tiêu thụ điện bình quân toàn hệ thống ở mức 793,8 triệu kWh/ngày (tăng 6,4% so với cùng kỳ), công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 42.390 MW.
Mục tiêu vận hành hệ thống điện tháng 7/2022 là cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt người dân. Vận hành tối ưu hệ thống điện trên nguyên tắc đảm bảo vận hành an toàn, đồng thời từng bước giảm bớt khó khăn về tài chính của EVN. Theo hướng này hệ thống sẽ huy động tối đa các nhà máy thủy điện có nước về tốt; nhiệt điện than, tuabin khí huy động theo nhu cầu hệ thống và bài toán tối ưu thủy - nhiệt điện; dự phòng nhiệt điện dầu.
Được biết giá than thế giới ở mức cao khiến cho một số nhà máy sử dụng than nhập khẩu có chi phí sản xuất điện có những lúc lên trên 3.000 đồng/kWh.
Hiện EVN đang mua điện mặt trời với giá bán theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg tương đương là 9,35 UScent/kWh, theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg là 7,09 - 7,69 hoặc 8,35 UScent/kWh, tùy theo loại hình; đang mua điện gió theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg là 8,5-9,8 UScent/kWh tùy theo loại hình.
Tuy nhiên điện mặt trời chỉ hoạt động được trung bình khoảng 1.500 giờ- 2.200 giờ/năm, còn điện gió chỉ hoạt động trung bình khoảng 3.000 giờ/năm, con số này bỏ xa so với tổng số 8.760 giờ có trong 1 năm. Đó là chưa kể hệ thống điện đã có những lúc lập đỉnh vào quãng 22g, tức là gần nửa đêm, khi điện mặt trời không đóng góp chút nào. Hay có lúc dù có gần 4.000 MW điện gió trên lưới nhưng bởi không có gió nên chỉ có 15 MW điện gió vận hành được.
Với thực trạng này, dù mua điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện nay rẻ hơn một số nguồn điện truyền thống nhưng hệ thống điện vẫn phải sử dụng nhiều nguồn điện truyền thống có giá cao để đảm bảo cấp điện ổn định và an toàn cho nền kinh tế.
Hiện giá bán lẻ điện bình quân vẫn đang áp dụng theo Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019, với mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT). Nghĩa là 3 năm nay chưa điều chỉnh giá điện, dù có nhiều diễn biến về giá nhiên liệu tăng mạnh do tác động của dịch bệnh và xung đột Nga - Ucraina.
Thực tế phải mua điện từ các nguồn điện truyền thống như than, khí hay năng lượng tái tạo như gió và mặt trời, có giá cao hơn giá bán lẻ điện bình quân cũng khiến cho tình hình tài chính của EVN gặp nhiều khó khăn. Thực tế này nếu không được cơ quan có thẩm quyền xem xét và xử lý hợp lý sẽ tạo ra những hệ quả không mong muốn. Cụ thể là việc trả tiền cho hoạt động mua điện của các nhà nhà máy điện, hoặc trả tiền mua thiết bị, vật tư, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất điện của chính EVN, nhằm đảm bảo hoạt động cấp điện diễn ra ổn định, an toàn.
Lũy kế sản lượng điện sản xuất của một số nguồn chính và tỷ trọng đóng góp trong tổng nguồn điện từ tháng 1- tháng 6/2022
Nguồn điện |
1 tháng |
2 tháng |
3 tháng |
4 tháng |
5 tháng |
6 tháng |
Thủy điện |
26,2% |
10,85 tỷ kWh (27,4%) |
16,48 tỷ kWh (26,1%) |
22,22 tỷ kWh (25,9%) |
30,53 tỷ kWh (28%) |
41,58 tỷ kWh (31,2%) |
Nhiệt điện than |
45,3% |
17,27 tỷ kWh (43,6%) |
28,37 tỷ kWh (45%) |
39,09 tỷ kWh (45,6%) |
48,12 tỷ kWh (44,2%) |
55,79 tỷ kWh (41,8%) |
Tua bin khí |
11,1% |
4,38 tỷ kWh (11,1%) |
7,56 tỷ kWh (12%) |
10,42 tỷ kWh (12,5%) |
12,97 tỷ kWh (12,2%) |
15,22 tỷ kWh (11,4%) |
Năng lượng tái tạo |
13,7% |
6,65 tỷ kWh (16,8%) |
10,01 tỷ kWh (15,9%) |
13,15 tỷ kWh (15,4%) |
16,18 tỷ kWh (14,8%) |
19,2 tỷ kWh (14,4%) |
Điện nhập khẩu |
318 triệu kWh (0,6%) |
318 triệu kWh (0,8%) |
451 triệu kWh (0,7%) |
536 triệu kWh (0,6%) |
853 triệu kWh (0,8%) |
1,32 tỷ kWh (1%) |
Lũy kế sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống |
20,99 tỷ kWh |
39,59 tỷ kWh |
63,03 tỷ kWh |
85,65 tỷ kWh |
108,95 tỷ kWh |
133,11 tỷ kWh |
Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021 |
6,7% |
6,1% |
7,8% |
6,2% |
4,1% |
3,8% |
-
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050
-
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
2 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
3 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
4 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/1
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025