
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng
DCVFMVNMIDCAP (mã chứng khoán FUEDCMID) chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch TP.HCM (HoSE) sáng nay (29/9/2022) - là quỹ ETF đầu tiên của Việt Nam có mục tiêu đầu tư mô phỏng gần nhất biến động (performance) bộ chỉ số tham chiếu VNMIDCAP.
Đây là chỉ số xây dựng từ 70 cổ phiếu của những doanh nghiệp tầm trung đang niêm yết trên HoSE - là nhóm ưa thích của nhiều nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt trong 2 năm trở lại đây nhờ thanh khoản tốt và có mức biến động giá khá lớn.
Thống kê của DCVFM cho thấy, chỉ số VNMIDCAP ghi nhận mức tăng trưởng 71% trong năm 2021 (trong khi VN30 là 43%), 35% năm 2020 (trong khi VN30 là 22%). Nhóm các doanh nghiệp có cổ phiếu thuộc VNMIDCAP index cũng có tiềm năng tăng trưởng EPS tốt, đạt 34% năm 2021 (nhóm VN30 đạt 8%).
Tại thời điểm tháng 4/2022, nhóm midcap chiếm 18% vốn hoá thị trường, 20% lợi nhuận và 20% doanh thu, nhưng lại chiếm đến 42% thanh khoản giao dịch trên thị trường và là nhóm cổ phiếu được quan tâm nhất trên HOSE.
Điều này thể hiện nhu cầu tham gia đầu tư vào nhóm midcap là lớn, nhưng thiếu công cụ để nhà đầu tư sử dụng để xây dựng danh mục, chủ yếu là đầu tư trực tiếp nên cũng chịu rủi ro từ sự rung lắc của thị trường và quản trị rủi ro danh mục gặp nhiều khó khăn.
Được biết, Top 10 cổ phiếu tỷ trọng lớn nhất của quỹ tập trung ở nhóm ngân hàng, bất động sản, bao gồm SSB (9,82%NAV), SHB 6,08% NAV, MSB 4,94% NAV, PNJ, DGC, LPB, VND, GMD, KBC, OCB.
Chia sẻ bên lề sự kiện, ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch DCVFM cho biết, khi xây dựng một quỹ ETF, thì DCVFM cùng các đối tác, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã phải chuẩn bị cả năm và sản phẩm xây dựng không dựa trên xu hướng thị trường lên hay xuống, mà tập trung nhu cầu của nhà đầu tư.
Phần lớn các sản phẩm ETF chủ yếu do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đầu tư vào Việt Nam (chiếm tỷ trọng 90-95%),như các sản phẩm hiện nay do DCVFM hiện đang quản lý dựa trên chỉ số VN30, VNDiamond. Sau khi nghiên cứu kỹ để đưa ra sản phẩm ETF dành cho thị trường nội địa, DCVFM kỳ vọng tỷ lệ thay đổi.
Nhìn nhận về thị trường hiện nay, ông Tân cho rằng, cần thừa nhận đây là thời kỳ khó khăn, nhưng cũng sẽ có cơ hội phía trước, bình tĩnh để chọn lựa trên thị trường, nếu không có khả năng chọn lựa có thể chọn một rổ cổ phiếu thông qua ETF. Mất tiền thì ai cũng buồn, nhưng đừng quá bi quan.
Về dòng vốn ngoại, do Fed tăng lãi suất, nên dòng tiền nước ngoài trên toàn thế giới (gồm cả Việt Nam) có xu hướng rút về Mỹ là có, những thị trường đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Việt Nam đang nổi lên như là điểm sáng, được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn. Dòng tiền nào cũng luôn muốn tìm kiếm cơ hội để tiền đẻ ra tiền, nên thị trường nào thực sự tốt, tiềm năng thì cũng khó mà rút đi.
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn