Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
6 trường đại học của Việt Nam thăng hạng thế giới
Hưng Anh - 06/06/2024 08:32
 
Ngày 5/6, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2025. Theo đó, Việt Nam có 6 trường lọt vào danh sách này.

Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) của Anh Quốc là tổ chức toàn cầu hàng đầu trong nghiên cứu về giáo dục, sở hữu QS World University Rankings là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới.

QS Stars là sản phẩm đánh giá chất lượng giáo dục của một trường đại học và gắn sao với thang từ 1 sao đến 5 sao + (5 Star Plus), trong đó tiêu chuẩn 1 Sao (từ 100 - dưới 250 điểm); 2 Sao (từ 250 - dưới 400 điểm); 3 Sao (từ đạt 400 - dưới 550 điểm); 4 Sao (từ 550 - dưới 700 điểm); 5 Sao (từ 700 - dưới 900 điểm) và 5 Sao+ (từ 900 - 1000 điểm).

6 trường đại học của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng củaTổ chức Quacquarelli Symonds (QS)

Năm 2025, Trường ĐH Duy Tân xếp ở vị trí 495, cũng là trường có thứ hạng cao nhất Việt Nam. Xếp sau đó là Trường ĐH Tôn Đức Thắng với vị trí 711-720, tăng 10 hạng.

ĐH Quốc gia TP.HCM từ nhóm 951-1000 lên 901-950, tăng 50 bậc và ĐH Bách khoa Hà Nội giữ nguyên, vẫn nằm trong nhóm 1201-1400. Năm nay, ĐH Huế lần đầu góp mặt trong bảng xếp hạng với vị trí 1201-1400.

Theo bảng xếp hạng thì Mỹ có nhiều trường được xếp hạng nhất với 197 trường, đứng thứ 2 là Anh với 90 trường và ở vị trí thứ 3 là Trung Quốc với 71 trường.

Top 10 trường đại học thuộc trong bảng xếp hạng

Đây là năm thứ 13 liên tiếp Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) duy trì vị trí đầu bảng. Đại học Hoàng gia London tăng 4 bậc, lên vị trí thứ 2. Đại học Oxford và Đại học Harvard lần lượt giữ vị trí thứ 3 và 4, trong khi Đại học Cambridge tụt 3 bậc, xuống vị trí thứ 5.

Bảng xếp hạng QS 2025 xếp hạng hơn 1.500 đại học đến từ 105 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên 9 tiêu chí, gồm: Danh tiếng học thuật (30%); Uy tín tuyển dụng (15%); Tỷ lệ cán bộ khoa học/người học (10%); Số trích dẫn/cán bộ khoa học (20%); Tỷ lệ cán bộ khoa học quốc tế (5%); Tỷ lệ người học quốc tế (5%); Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (5%); Tỷ lệ có việc làm của người học tốt nghiệp (5%); Phát triển bền vững (5%).

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư