
-
Hải Phòng quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
-
Giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025: Áp lực cuối năm
-
Tín hiệu thuận cho việc nâng đời Cảng hàng không Chu Lai theo phương thức PPP
-
Bình Phước, Đắk Nông thống nhất khởi công một số gói thầu dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dịp 30/4
-
Đóng điện thành công đường dây 500 kV Phố Nối - Thường Tín -
TP.HCM khởi công mở rộng Quốc lộ 13 vào quý II/2026
Kết quả trên dựa trên cuộc khảo sát doanh nghiệp Đức trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe được Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, cơ quan đại diện của Bộ Kinh tế và Năng lượng liên bang Đức đã kết hợp với các Hiệp hội trong ngành Y tế và Chăm sóc sức khỏe CHLB Đức, ngành thiết bị y tế CHLB Đức thực hiện, vào tháng 01/2020.
Thị trường Việt Nam được các doanh nghiệp Đức trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe đánh giá rất cao, đặc biệt khi Hiệp định thương mại tự do giữa Châu Âu và Việt Nam được dự đoán sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng 07/2020.
Thị trường châu Á (86%) và đặc biệt là Việt Nam (66%) nhận được sự quan tâm cao từ doanh nghiệp Đức, cả những tập đoàn hàng đầu của Đức trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành.
Phần lớn doanh nghiệp Đức thực hiện khảo sát cho biết, sẽ sử dụng thương hiệu uy tín hoặc thông qua hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước để tiếp cận thị trường Việt Nam.
Hiện nay, CHLB Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam trong khối liên minh Châu Âu và đồng thời là một trong hai quốc gia xuất khẩu các sản phẩm trang thiết bị y tế nhiều nhất sang Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ, với tổng giá trị thương mại đạt 153 triệu USD năm 2018.
Những chiến lược tiếp cận thị trường Việt Nam hiệu quả được các doanh nghiệp chọn lựa chính là sử dụng thương hiệu lớn và uy tín của mình và hợp tác với các đối tác doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, 54% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng, họ sẽ gặp những rào cản như sự thiếu hụt thông tin, sự phức tạp trong các quá trình đăng ký, hay trong quá trình tìm hiểu các quy định pháp luật, các bảng biểu thuế nhập khẩu,…
Rào cản về ngôn ngữ, về khác biệt văn hóa cũng được doanh nghiệp đề cập trong quá trình tiếp cận thị trường, chiếm 37%. Việc tìm kiếm các đối tác doanh nghiệp trong nước phù hợp được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam.

-
Gỡ vướng về vật liệu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam -
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, giải quyết -
Thông luồng vào dự án PPP giao thông -
Tiến độ thi công “rùa” tại Cụm công nghiệp Quế Thọ 3 -
EVN và tỉnh Quảng Trị họp bàn đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải -
Làn sóng đầu tư mới đổ về Cần Giờ -
Quảng Nam cho phép lập hồ sơ đề xuất đầu tư các dự án lớn tại Chu Lai