
-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ
-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
![]() |
Thỏa thuận giai đoạn 1 là bước đi đầu tiên hướng đến một thỏa thuận thương mại toàn diện hơn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. (Nguồn: Sputnik) |
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc lên kế hoạch ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào ngày 15/1, sau cuộc chiến thuế quan sôi động kéo dài gần 18 tháng.
Đề cập thỏa thuận này, phát biểu tại buổi tranh cử tại Toledo, bang Ohio (Mỹ) tối ngày 9/1, Tổng thống Mỹ Trump nói: “Vào ngày 15/1, chúng tôi sẽ ký một thỏa thuận lớn, một thỏa thuận tuyệt vời. Ngay khi chúng ta bước vào năm mới 2020, nền kinh tế của chúng ta đang phát triển mạnh”.
Dưới đây là tất cả những điều cần biết về thỏa thuận giai đoạn 1 này:
1. Trung Quốc được kỳ vọng mua 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ
Trong tháng 12, Bắc Kinh đã nhất trí mua lượng hàng hóa Mỹ trị giá 200 tỷ USD trong hai năm tới. Tổng thống Trump kỳ vọng, Trung Quốc sẽ mua từ 40 - 50 tỷ USD hàng nông sản của Mỹ. Theo thống kê của Reuters, Trung Quốc chưa bao giờ mua quá 26 tỷ USD hàng nông sản của Mỹ trong một năm.
2. Mỹ sẽ giảm thuế cho Trung Quốc
Mỹ đã đồng ý giảm thuế cho các sản phẩm của Trung Quốc, nhưng vẫn kỳ vọng duy trì mức thuế khoảng 380 tỷ USD. Cuộc chiến thương mại bắt đầu từ năm 2018 khi ông Trump nỗ lực trừng phạt cái mà ông coi là những hành động thương mại không công bằng hoặc như cố vấn thương mại Peter Navarro có lần đã gọi là “bảy tội lỗi tày trời” của Trung Quốc, bao gồm, đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, buộc phải chuyển giao công nghệ, tấn công mạng, bán phá giá, trợ cấp, bán thuốc giảm đau có chứa ma túy vào Mỹ và thao túng tiền tệ.
3. Văn bản thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 có thể được đăng trực tuyến
Trao đổi với trang Fox Business, một nguồn tin thương mại Mỹ cho biết, văn bản thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 sẽ được đăng tải trực tuyến trên trang mạng của văn phòng đại diện thương mại Mỹ tại thời điểm mà thỏa thuận được ký vào ngày 15/1.
4. Sẽ có tiệc tối trước khi diễn ra lễ ký kết
Giới chức Mỹ và Trung Quốc đang mong gặp nhau tại bữa tiệc tối trước khi ký thỏa thuận thương mại và vào bữa trưa sau khi thỏa thuận được ký kết.
5. Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung toàn diện có thể hoàn tất sau một vài giai đoạn nữa
Trước đây, Tổng thống Trump đề xuất rằng, một thỏa thuận thương mại toàn diện có thể bao gồm hai hoặc ba giai đoạn. Đăng tải trên trang Twitter dịp cuối năm 2019, ông Trump viết: “Tôi sẽ đến Bắc Kinh, nơi sẽ diễn ra các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 2”.
Mặc dù trước đó, ông Trump cho rằng, thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 có thể đến ngay sau giai đoạn 1, song ông không có bất kỳ kế hoạch đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại.
6. Những nông dân và các hãng sản xuất lạc quan
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã gây thiệt hại cho cả hai nước. Tại Mỹ, những nông dân và các nhà sản xuất, vốn dựa vào các hoạt động thu mua và xuất khẩu sang Trung Quốc, đã khẳng định sự cần thiết của một thỏa thuận.
Trong một tuyên bố đưa ra hồi tháng 12/2019, Brian Kuehl, đồng giám đốc điều hành của tổ chức Nông dân vì thương mại tự do, nói: “Với nông dân, điều này có thể là tia hy vọng đầu tiên nhưng cũng có thể là lời hứa suông khác. Nông dân muốn tiếp cận ổn định vào thị trường Trung Quốc, không phải là chỉ mua bán một lần, do đó rất cần xem xét các mức thuế trả đũa vốn tác động nghiêm trọng đến xuất khẩu nông sản được xử lý thế nào trong thỏa thuận này”.
Trao đổi với trang Fox Business hồi tháng 12/2019, ông Kuehl cũng nói rằng, ông nghi ngờ về thỏa thuận giai đoạn 2 sẽ đến sớm ngay sau thỏa thuận giai đoạn 1. “Chúng tôi sẽ tin khi chúng tôi nhìn thấy nó”, Kuehl nói. Dù vậy, theo ông Kuehl, một thỏa thuận trị giá 50 tỷ USD sẽ không bù đắp được cho tất cả những gì nông dân Mỹ bị thất thu trong hai năm qua, vì Trung Quốc chỉ mua khoảng 26 tỷ USD hàng nông sản trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2017.
7. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Tờ Wall Street Journal ngày 11/1 cho biết, cả hai nước đều có kế hoạch duy trì các cuộc gặp 6 tháng một lần giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin để giải quyết tranh chấp. Theo một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Trump, những cuộc gặp này có thể sẽ “rất khác” với các cuộc đàm phán thương mại và sẽ tách biệt khỏi phần thảo luận liên quan đến thỏa thuận thương mại giai đoạn 2.

-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ -
Lạm phát lõi của Nhật Bản hạ nhiệt trong tháng 6 -
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành -
Thuế quan đè nặng xuất khẩu của Nhật Bản, làm dấy lên nỗi lo suy thoái kinh tế -
Từ Didi đến DeepSeek, nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại thị trường Trung Quốc -
Thị trường dầu lửa: Cân bằng mong manh giữa nhu cầu và cung -
Tác động từ thuế quan khiến CPI tháng 6/2025 của Mỹ tăng trở lại
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo