Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
7.400 tỷ đồng bảo tồn, tôn tạo thành Cổ Loa
Duy Hữu - 10/07/2015 09:58
 
Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2.000).

Theo đó, phạm vi quy hoạch thuộc các khu vực liên quan đến Khu di tích thành Cổ Loa và phụ cận, trên địa bàn các xã: Cổ Loa, Dục Tú, Việt Hùng, Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội).  Theo quy hoạch, khu di tích rộng khoảng 860,4 ha, sẽ được bảo tồn, tôn tạo, hướng tới xây dựng trở thành Công viên lịch sử - sinh thái - nhân văn của Thủ đô.

Một góc di tích thành Cổ Loa (ảnh nguồn Internet)
Một góc di tích thành Cổ Loa (ảnh nguồn Internet)

Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỳ thứ 3 trước công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau công nguyên.

Thành Cổ Loa được xây bằng đất từ thời Âu Lạc. Thành có 3 vòng, chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,58 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km2. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

Đây là tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích. Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật, cũng như văn hóa của người Việt cổ. Hiện nay Cổ Loa là 1 trong 21 khu di lịch quốc gia Việt Nam và được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt từ năm 2013.

Khái toán kinh phí thực hiện Quy hoạch là khoảng 7.400 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách được ưu tiên để triển khai các chương trình phát triển hạ tầng, nhà ở, giãn dân, tái định cư, bảo tồn giá trị di sản vật thể và phi vật thể.

Chính phủ khuyến khích huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các chương trình.

Hà Nội sắp đặt tên phố cho 2 vị vua nhà Mạc
Trong số 19 tuyến phố của Hà Nội sắp được đặt tên, có 2 tuyến phố mang tên 2 vị vua nhà Mạc là Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư