-
Quảng Nam mở rộng Cụm công nghiệp Tam Mỹ Tây lên 50 ha -
Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định được giao thu hút 12.000 tỷ đồng vốn đầu tư -
Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng -
Chủ tịch Bình Định: Doanh nghiệp logistics cần đột phá trong 6 lĩnh vực -
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm
Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến nay, trong số 110 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất điện, khí đốt, Việt Nam đã thu hút được 16 dự án FDI trong lĩnh vực năng lượng xanh, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 778 triệu USD; chiếm 14,5% về số dự án và 6% tổng số vốn đầu tư đăng ký trong ngành điện và khí đốt.
Quy mô bình quân cho một dự án năng lượng xanh khoảng trên 48 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô bình quân cho một dự án FDI khoảng 13 triệu USD/dự án, nhưng thấp hơn nhiều so với quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án trong ngành sản xuất điện (khoảng 115 triệu USD).
Phân bố FDI trong lĩnh vực năng lượng xanh theo năm:
Vốn đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh ở Việt Nam từ năm 2009-2016. |
Thống kê cụ thể, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, năm 2009, có 2 dự án FDI trong năng lượng đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 90,5 triệu USD. FDI trong lĩnh vực này giảm xuống trong năm 2013 sau đó tăng dần vào năm 2014. Năm 2015, vốn đăng ký vào lĩnh vực này đạt trên 356 triệu USD.
Cơ cấu dự án năng lượng xanh:
Phân bố FDI trong các lĩnh vực năng lượng xanh. |
Trong khi đó, nếu xét về quy mô, thì sản xuất điện từ năng lượng gió thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài nhất, với tổng vốn đăng ký là 577 triệu USD, chiếm 74% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh.
Đứng thứ hai là sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 137,38 triệu USD, chiếm 18% tổng vốn đăng ký của lĩnh vực này.
Cuối cùng là sản xuất điện sinh khối, với số vốn đầu tư đăng ký là 59,2 triệu USD, chiếm 8%.
“Việt Nam tuy đã thu hút được một số dự án năng lượng xanh, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam”, Cục Đầu tư nước ngoài phân tích.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, đến nay, đã có 9 nước đầu tư vào dự án FDI năng lượng xanh bao gồm Hàn Quốc, Đức, Pháp, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Singapore, Nga, Bỉ và Trung Quốc.
Trong đó, đứng đầu là nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 371 triệu USD, chiếm 48%. CHLB Đức đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 226,68 triệu USD, chiếm 29,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh. Tiếp theo là các nhà đầu tư Pháp, Ấn Độ và Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 77,12 triệu USD, 59,22 triệu USD và 26 triệu USD.
“Việc thu hút đầu tư vào các dự án năng lượng xanh là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ở Việt Nam”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.
-
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm -
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch -
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024