-
Vàng sắp tái lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, USD lùi về mức thấp nhất kể từ đầu năm -
Mở NCB iziMobile lì xì online, nhận quà lấy hên ngày Tết -
Ngân hàng không nghỉ Tết -
VietCredit công bố kết quả quý IV/2024: Lợi nhuận trở lại nhờ số hóa sản phẩm tài chính -
BVBank đạt 390 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Sacombank bắt tay Bamboo Airways khai thác phòng chờ thương gia tại Sân bay Nội Bài
Sống xa hoa hơn khả năng cho phép là điều mà mỗi người rất dễ mắc phải, nhất là trong thời đại mà mua sắm bằng thẻ tín dụng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, sự thông dụng ấy dễ đẩy bạn vào những hệ quả tiêu cực.
Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy bạn đang chi tiêu quá mức chi trả của mình, cũng như cách để giải quyết nó, theo lời khuyên từ các chuyên gia Mỹ:
1. Để những nỗi sợ hãi chi phối việc chi tiêu
Mỗi người đều cảm thấy thật tệ khi phải bỏ lỡ một sự kiện vui vẻ nào đó, chỉ vì vấn đề tài chính. Tuy nhiên, đừng để nỗi sợ về việc vắng mặt trong các cuộc vui chi phối thói quen chi tiêu của bạn. "Ví dụ như đi ăn nhà hàng trong khi tiền chi dùng trong tháng đã cạn kiệt, hoặc thuê căn hộ xa xỉ mà bạn không có khả năng chi trả, chỉ để theo kịp bạn bè", Ruth Soukup, tác giả cuốn Living Well, Spending Less: 12 Secrets to the Good Life chia sẻ.
Trong khi đó, nhà giáo dục tài chính Tiffany Aliche chỉ ra, nếu bạn bè đều gọi cho bạn mỗi khi họ đi mua sắm, điều đó có nghĩa rằng trong mắt mọi người, bạn là một người nghiện shopping.
Thực tế, bạn không nhất thiết phải cắt đứt mối liên hệ với đời sống xã hội, điều quan trọng là xem xét động cơ chi tiêu của mình và tìm ra những cách "bình dân" hơn nhằm có được những phút giây chất lượng với bạn bè.
Ảnh: Vân Anh. |
2. Luôn nợ thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng như một giải pháp thanh toán tối ưu không có gì lạ. "Các ngân hàng luôn không ngừng đưa ra các loại ưu đãi để khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ. Nó trở thành một cách sống của nhiều người không mang tiền trong ví. Đương nhiên điều này không có hại gì, thậm chí giúp bạn có thêm điểm thưởng, với điều kiện là bạn trả hết số tiền nợ mỗi tháng", theo T. Michelle Jones - phó chủ tịch Bryn Mawr Trust, Philadelphia.
Tuy nhiên, nếu như bạn luôn trong tình trạng chỉ trả số tiền tối thiểu và nợ thẻ tháng này qua tháng khác, tức là bạn chi tiêu nhiều hơn mức cho phép.
Giải pháp chính là hãy nhân đôi, nhân ba khoản thanh toán tối thiểu trong vài tháng, cho đến khi bạn trả hết món tiền. Sau đó, bắt đầu mang theo tiền mặt khi đi mua sắm, đây là lời khuyên từ chuyên gia tiêu dùng Andrea Woroch.
Theo vị này, người dân có xu hướng mua sắm nhiều hơn khi sử dụng thẻ, bởi vì nó mang lại cảm giác "không phải trả tiền". Vì vậy, việc dùng tiền mặt sẽ khiến bạn đắn đo hơn khi đứng trước những món đồ mình không thực sự cần tới. Thêm vào đó, nếu bạn muốn mua đồ mà không có tiền trực tiếp trong tay, khoảng thời gian đi ra cây ATM rút tiền cũng sẽ bạn có thời gian để nghĩ lại.
3. Không tiết kiệm nổi ít nhất 5% lương tháng
Mọi người thường tiết kiệm ít nhất là 10 tới 15% số tiền mình kiếm được mỗi tháng. Nhưng nếu bạn thậm chí không giữ lại được nổi 5%, thậm chí còn nợ nần, điều đó có nghĩa rằng bạn đang sống phung phí ngoài khả năng cho phép, đây là nhận định của Ed Snyder, người đồng sáng lập, chủ tịch của Chuyên gia Tài chính Oaktree, Carmel, Ấn Độ.
Chuyên gia tài chính Woroch đồng tình với quan điểm này: "Mỗi người đều nên có tiền tiết kiệm. Bạn nên đặt mục tiêu để dành được 6 tới 9 tháng chi tiêu dự phòng. Nếu bạn cảm thấy không thể tiết kiệm được đồng nào, điều đó có nghĩa rằng bạn đang phí tiền cho những thứ không cần thiết".
Vậy làm sao để thực hiện đươc điều đó? "Từ bỏ những thứ ngắn hạn để thành công dài hạn", theo Snyder: "Nếu bạn có thể cắt giảm tiền chi tiêu mỗi tháng và đừng đi xem phim, đừng đi ăn ngoài, bạn có thể tiết kiệm nhiều hơn".
4. Không có quỹ dự phòng khẩn cấp
Một phần lý do bạn cần có quỹ dự phòng, là để trả tiền mặt cho những khoản chi trả khẩn cấp, ví dụ như xe hỏng, hay bạn bất ngờ phải thanh toán một hóa đơn nào đó. Việc sử dụng thẻ tín dụng thanh toán các khoản này sẽ tiếp tục khiến cho bạn rơi vào vòng xoáy của việc chi tiêu vượt quá khả năng chi trả.
R. Joseph Ritter, một nhà lập kế hoạch tài chính và người sáng lập Zacchaeus Financial Counseling ở Hope Sound, Florida nhận định rằng, bạn nên xây dựng một quỹ dự phòng khoảng 2.500 USD, bằng cách đó, bạn sẽ có một khoản tiền "nệm lót" khi xảy ra những vấn đề bất ngờ. Anh cũng khuyên nên thực hiện việc tiết kiệm này trong ít nhất 6 tháng, dành ra càng nhiều càng tốt cho các mục tiêu của mình".
5. Thuê chiếc xe mình không thể đủ tiền mua
Cố vấn đầu tư và tư vấn tài chính Carlos Dias nhận định: "Nếu không mua được chiếc xe, tốt nhất là bạn không nên thuê", bởi vì điều đó thấy bạn đang thuê một lối sống tạm thời, sẽ sớm chấm dứt và khiến bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn cả số mà bạn có thể bỏ ra để tậu một chiếc xe phù hợp cho mình.
Còn theo chuyên gia Woroch, hợp đồng thuê xe hạng sang có thể khiến bạn phải chật vật trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Nếu bạn không thể đồng thời vừa trả tiền thuê xe, bỏ ống tiết kiệm cũng như thanh toán các hóa đơn một cách thoải mái, tốt nhất là nên thuê một chiếc xe phù hợp hơn.
6. Không còn xu dính túi vào mỗi cuối tháng
Những người thường chi tiêu sạch số tiền họ kiếm được luôn cho rằng họ không thể tiết kiệm được, hay có thể chi tiêu ít hơn, bởi vì lối sống của họ đã trở thành một thói quen. Thậm chí, những người này "không biết tiền của mình đi đâu".
Tuy nhiên, vẫn có ít nhất một tới hai cách giúp bạn có thể dành một chút tiền lại. Cách dễ dàng để bắt đầu tiết kiệm chính là ý thức hơn về các quyết định chi tiêu của bạn, theo chuyên gia tài chính J. Money. Việc này nên khởi động bằng cách đặt quy định một tháng không chi tiêu: "Hãy cho mình chỉ chi tiêu vào những thứ thực sự cần thiết trong 30 ngày, đó là tiền nhà, các hóa đơn điện nước, đồ tạp hóa, và cắt tất cả những thứ khác: không mua quần áo, không ăn tiệm, không sắm sửa trên Amazon. "Cai nghiện" mua sắm là cách để đưa tài chính vào khuôn khổ".
7. Phải trả phí thấu chi
Việc tiêu thấu chi (hình thức ngân hàng cho khách tiêu vượt số tiền có trên tài khoản) cũng cho thấy bạn đang sử dụng khoản tiền mà mình hoàn toàn không có.
"Để tránh bị trừ tiền cho các khoản thấu chi, bạn nên sử dụng tiền mặt để kiểm soát chi tiêu. Chia chi phí ra thành các mục riêng như làm đẹp, sinh hoạt phí... và cho vào các phong bì riêng, và khi tiền trong các phong bì này hết, cũng đừng sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ", theo chuyên gia Ritter.
8. Không có ngân sách chi tiêu cụ thể
Theo chuyên gia Jones, có một bản ngân sách là một bước quan trọng để có thể tự do tài chính và sống đúng như khả năng của bạn. Bạn cũng rất cần đến một bản kiểm kê trung thực về thu nhập, chi trả, các mục tiêu tiết kiệm... của mình.
Nhà hoạch định tài chính Stephanie Genkin từ New York cho rằng, khi bạn hiểu được mô hình và thói quen của mình, bạn có thể thiết lập ngân sách thực tế cho phép bản thân chi tiêu và tiết kiệm một cách khôn ngoan hơn.
-
BVBank đạt 390 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Sacombank bắt tay Bamboo Airways khai thác phòng chờ thương gia tại Sân bay Nội Bài -
Một số ngân hàng nhỏ vẫn phải đối mặt với nợ xấu bất động sản tại các dự án đầu cơ -
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green