-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
Apple iPhone 5S
Tính năng đặc biệt nhất trên iPhone 5S chính là khả năng bảo mật bằng vân tay, theo đó thay vì phải nhập mật khẩu để mở khóa thiết bị, người dùng có thể chỉ phải sử dụng ngón tay của mình để áp lên nút bấm Home, đã được tích hợp cảm biến đọc vân tay.
Ngoài ra, iPhone 5S cũng tạo điểm nhấn với đèn flash kép, cho 2 tông màu nóng và lạnh kết hợp với nhau để tăng cường chất lượng ảnh khi chụp với đèn flash. iPhone 5S cũng là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị thế hệ vi xử lý xây dựng trên cấu trúc 64-bit.
Ngoài những tính năng và ưu điểm nổi bật, iPhone 5S cũng mắc phải nhược điểm chính là màn hình quá bé (chỉ 4-inch) khi so với các mẫu smartphone khác trên thị trường hiện nay.
Asus PadFone Infinity
Được ra mắt tại triển lãm CES 2013 diễn ra hồi đầu tháng 1 vừa qua, Asus PadFone Infinity là bản nâng cấp của Asus PadFone trước đây. Đặc trưng ấn tượng nhất của chiếc smartphone này đó là thiết kế “2 trong 1”, mà PadFone có thể sử dụng như một chiếc smartphone độc lập, tuy nhiên khi kết hợp với lớp vỏ PadStation bên ngoài, PadFone sẽ trở thành một chiếc máy tính bảng với màn hình 10,1-inch. PadFone Infinity được xem như là “não bộ” của chiếc máy tính bảng khi kết nối với PadStation.
Bản thân PadFone Infinity cũng có một cấu hình mạnh mẽ, với màn hình rộng 5-inch độ phân giải Full HD, sử dụng vi xử lý lõi tứ Snapdragon 800 mới nhất của Qualcomm, 2GB bộ nhớ RAM và ổ cứng 32GB. Mặt sau của máy là camera 13 megapixel còn mặt trước là camera phụ 2 megapixel. Nhược điểm của chiếc smartphone này đó là có thời lượng pin sử dụng không cao, ngay cả khi sử dụng như một chiếc smartphone hay ghép nối để sử dụng như máy tính bảng.
LG G2
Là chiếc smartphone có cấu hình mạnh mẽ nhất hiện nay của LG, điểm nhấn ấn tượng của chiếc smartphone này là có màn hình kéo dài ra tận các cạnh, giúp cho viền màn hình trở nên mỏng ấn tượng.
Bên cạnh đó, G2 còn tạo ấn tượng trong thiết kế khi di chuyển các phím điều khiển (phím nguồn, phím điều chỉnh âm lượng) từ các cạnh ra mặt sau của máy, khiến cho các cạnh của G2 không có nút bấm nào.
Nhược điểm của chiếc smartphone này là có lớp vỏ bằng nhựa kém sang trọng và không hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ ngoài. Tuy nhiên với dung lượng lưu trữ 32GB cũng là quá đủ với đa số người dùng.
Nokia Lumia 1020
Nếu là người yêu thích chụp ảnh, hẳn người dùng sẽ không bỏ qua chiếc smartphone của Nokia, được xem là smartphone “siêu camera” với camera lên đến 41 megapixel trang bị trên chiếc smartphone này.
Bên cạnh đó, Lumia 1020 trang bị cho người dùng những ứng dụng và chức năng chụp ảnh cao cấp giúp người dùng dễ dàng tùy chỉnh để chụp được những bức ảnh ưng ý nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm về camera, Lumia 1020 lại có cấu hình không quá nổi trội so với các đối thủ khác trên thị trường (mặc dù cấu hình này đủ để chạy mượt mà nền tảng Windows Phone 8 trên đó), bên cạnh đó nền tảng Windows Phone 8 mà Lumia 1020 sử dụng cũng khá kén người dùng.
Sony Xperia Z Ultra
Ngay thời điểm Sony ra mắt Xperia Z Ultra, nhiều người vẫn còn thắc mắc lý do mà hãng công nghệ Nhật Bản ra mắt chiếc smartphone này. Với màn hình lên đến 6,44-inch, quá lớn để là một chiếc smartphone và chưa đủ lớn để xếp vào phân khúc máy tính bảng (máy tính bảng cỡ nhỏ thường có 7-inch).
Bù lại, Xperia Z Ultra là chiếc smartphone có cấu hình mạnh mẽ nhất của Sony, với vi xử lý lõi tứ Snapdragon 800 tốc độ 2.2GHz, 2GB bộ nhớ RAM. Điểm nhấn ấn tượng nhất trên chiếc smartphone cỡ lớn của Sony chính là hỗ trợ viết trực tiếp trên màn hình, không chỉ bằng cây viết S Pen như của Samsung, mà người dùng có thể sử dụng bất kỳ loại viết chì hay viết kim loại nào.
Bên cạnh đó, Xperia Z Ultra cũng được trang bị các tính năng chống thấm nước, chống bám bụi như phần lớn smartphone cao cấp khác của Sony. Điểm thiếu sót đáng tiếc nhất trên chiếc smartphone cỡ lớn này đó là mặc dù được trang bị camera 8 megapixel, nhưng lại không được trang bị kèm theo đèn flash. Có vẻ như Sony nhận ra người dùng ngày càng ít khi sử dụng đèn flash trên smartphone nên đã lược bỏ đi chức năng này.
HTC One max
Cũng giống iPhone 5S, chiếc smartphone cỡ lớn của HTC, One max, tạo ấn tượng với tính năng bảo mật bằng vân tay. Thay vì tích hợp ở mặt trước, cảm biến vân tay của One max được tích hợp ở mặt sau của máy, gần camera. Đặc biệt, ngoài chức năng mở khóa thiết bị, cảm biến vân tay trên One max còn có chức năng kích hoạt nhanh các ứng dụng đã được thiết lập từ trước, tùy thuộc vào vân tay của từng ngón mà người dùng đã thiết lập.
Nhược điểm của chiếc smartphone này là trang bị cấu hình không quá mạnh (sử dụng Snapdragon 600 của Qualcomm thay vì Snapdragon 800 mới nhất), không được trang bị công nghệ âm thanh Beast Audio như trên các dòng smartphone HTC khác và cảm biến vân tay trên HTC One max hoạt động đôi khi thiếu chính xác và ổn định.
Samsung Galaxy Round
Galaxy Round là chiếc smartphone màn hình cong đầu tiên trên thế giới được ra mắt, được kỳ vọng sẽ mở ra cuộc đua mới về smartphone màn hình cong trên thị trường smartphone vốn đang dần trở nên bão hòa.
Tuy nhiên, trên thực tế ngoài thiết kế màn hình cong độc đáo và khác biệt, Galaxy Round chưa có tính năng nào thực sự nổi trội nhằm khai thác thiết kế màn hình cong của mình. Bên cạnh đó, Galaxy Round chỉ được Samsung xem như sản phẩm mẫu và chỉ xuất hiện tại thị trường nội địa Hàn Quốc với mức giá lên đến 1.013USD.
LG G Flex
Không lâu sau khi Samsung ra mắt Galaxy Round, LG cũng đã có câu trả lời với G Flex, chiếc smartphone màn hình cong đầu tiên của hãng. Bên cạnh điểm nhấn ấn tượng về thiết kế màn hình cong, G Flex còn là chiếc smartphone đầu tiên có pin được thiết kế cong và lớp vỏ mặt sau của máy được phủ một lớp đặc biệt có khả năng tự làm mờ các vết trầy xước.
Khác với Galaxy Round, LG cho biết sẽ có tham vọng đưa G Flex ra thị trường quốc tế trong thời gian ngắn sắp tới. Tuy nhiên, cũng giống như Galaxy Round, G Flex chưa được trang bị những tính năng thực sự đặc trưng để khai thác thiết kế màn hình cong của sản phẩm.
Phạm Thế Quang Huy (Dân trí)
-
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao -
Bất ngờ mất điện diện rộng mà đèn vẫn sáng, máy tính vẫn chạy nhờ thiết bị này
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024