Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 05 năm 2024,
850.000 ha rau, chỉ có 2.000 ha rau sạch VietGap
Hà Tâm - 09/12/2014 12:42
 
() Dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành tiêu chuẩn VietGap trong sản xuất rau sạch từ năm 2008, song sau 6 năm, chỉ mới có 2.000 ha trong tổng số 850.000 ha rau trên toàn quốc được cấp chứng nhận VietGap. Hầu hết lượng rau bán trên thị trường vẫn là rau... không sạch!
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Giao Long tấn công vào thị trường rau sạch
Metro hỗ trợ nông dân chuyển đổi VietGAP thành công
Toshiba đầu tư trồng... rau sạch

Sáng 9/12, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị sản xuất cây trồng an toàn. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, hiện cả nước có 850.000 ha rau, tập trung tại Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó vấn đề chất lượng đang nổi lên hàng đầu.

   
  Tiêu chuẩn quá khắt khe, phức tạp khiến VietGap "ế ẩm" sau 6 năm ban hành  

Từ năm 2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành quy trình sản xuất rau an toàn VietGap, song đến nay, cả nước chỉ mới có 2.000 ha được cấp chứng nhận VietGap, quá nhỏ so với diện tích 850.000 ha rau. 

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Thừa, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&TNT cũng cho biét, sở dĩ sản xuất rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGap đạt kết quả thấp là do quy mô sản xuất rau của Việt Nam đa phần là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Trong khi hệ thống tiêu chuẩn VietGap chủ yếu được áp dụng cho mô hình trang trại quy mô lớn. Điều này đã khiến hơn 90% hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Mặt khác, tiêu chuẩn VietGap đặt ra cũng quá cao, quá sức với trình độ người nông dân hiện nay.

Được biết, để đẩy nhanh quá trình sản xuất rau sạch tại Việt Nam, thời gian qua, JICA đã thực hiện dự án hỗ trợ ngành trồng trọt áp dụng mô hình Basic Gap (Gap cơ bản) thay vì VietGap. Có thể nói, Gap cơ bản là sự cô đọng của VietGap nhưng đơn hơn hơn, ít thủ tục hơn, dễ áp dụng hơn. Đặc biệt, Gap cơ bản hướng vào hộ nông dân nhỏ lẻ nên rất dễ áp dụng, dễ thực thi. Đồng thời, mô hình này cũng đề cao việc kiểm soát nội bộ.  

Mặc dù mô hình này dễ áp dụng, song theo ông Trần Mạnh Chiến, Chủ thương hiệu chuỗi cửa hàng rau sạch Bác Tôm, vấn đề là làm sao đảm bảo bà con nông dân tuân thủ quy trình sản xuất sạch.

“Chúng tôi thực hiện rất nhiều dự án rau sạch với bà con nông dân và thấy rằng, khó nhất trong sản xuất rau sạch không phải ở hạ tầng, kỹ thuật mà là làm sao bảo đảm bà con nông dân tuân thủ quy trình, làm sao có cơ chế giám sát hiệu quả. Giống như ở Đông Anh (Hà Nội), đầu tư nhà lưới sản xuất rau sạch nhưng một thời gian sau đó người dân lại bỏ bê, quay về sản xuất truyền thống”.  

Một trong những lý do khiến rau sạch ở nước ta phát triển chậm là hiện tượng trà trộn rau sạch và rau bẩn ngay tại chính các vùng sản xuất rau sạch, khiến người tiêu dùng mất niềm tin.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư