-
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 4 đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ giám sát chăn nuôi. Các sở ngành thường xuyên lấy mẫu để phân tích, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Hình minh họa |
Nhờ đó, thời gian qua, trên địa bàn TP. Hà Nội không ghi nhận vi phạm nào liên quan đến việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Tuy nhiên, việc quản lý giết mổ vẫn là vấn đề đáng quan ngại. Bởi theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô Hà nội hiện có 730 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nhưng trong số này chỉ có 8 cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp; 57 cơ sở giết mổ quy mô bán công nghiệp; còn lại là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Trong số 730 cơ sở giết mổ, hiện có 106 cơ sở được UBND cấp huyện cấp phép hoạt động.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn thịt gia súc, gia cầm được tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội. Trong số này, 106 cơ sở giết mổ được cấp phép cho ra thị trường khoảng 60% tổng sản lượng (tương ứng với 600 tấn thịt động vật), còn lại là lượng thịt từ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, chưa được chính quyền địa phương cấp phép.
Mặc dù hàng năm, các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn Hà Nội cũng như các sở ngành có tiến hành giám sát, lấy mẫu sản phẩm thịt động vật từ những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tuy nhiên, công tác này chưa được thực hiện thường xuyên.
Điều này dẫn tới việc thịt gia súc, gia cầm được kiểm soát thường xuyên và chưa được kiểm soát thường xuyên vẫn lẫn lộn trên thị trường tiêu thụ, nhất là tại các chợ dân sinh, chợ cóc, chợ tạm…
Bên cạnh đó, việc xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khó khăn do chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn rất phổ biến. Hiện Thủ đô vẫn còn tới 190.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Tại nhiều địa phương như Phú Xuyên, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín, Thanh Oai, hình thành cả những ngôi làng với hàng chục hộ chuyên giết mổ gia súc, gia cầm.
Hiện nay, 106 cơ sở được chính quyền cấp huyện cấp phép hoạt động chịu sự quản lý về giết mổ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Chi cục Chăn nuôi và Thú y bố trí cán bộ túc trực, kiểm soát quá trình giết mổ từ đầu đến cuối. Công tác giám sát giết mổ tuân thủ các quy định của Thông tư số 10/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để khác phục những vấn đề tồn tại, từ đầu năm 2020, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 761/QĐ-UBND phê duyệt mạng mưới các cơ sở giết mổ tập trung. Theo đó, đến năm 2030, toàn TP. Hà Nội sẽ có 29 cơ sở giết mổ tập trung được xây dựng theo quy hoạch tại 14 huyện, thị xã.
Tuy nhiên, việc triển khai Quyết định số 761/QĐ-UBND thực tế còn nhiều khó khăn. Đến nay, toàn TP. Hà Nội mới xây dựng được 12/29 cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch.
Để xóa bỏ việc giết mổ nhỏ lẻ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho rằng, việc giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ, trong khu dân cư là cấp thiết nhất. Bởi, khi kiểm soát được chăn nuôi nhỏ lẻ thì hoạt động giết mổ nhỏ lẻ cũng tự khắc giảm dần.
Do đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiến nghị chính quyền các cấp cần tuyên truyền, vận động, có giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư.
Cùng với đó, hiện nay người dân vẫn giữ thói quen sử dụng thịt nóng được mua bán ngoài chợ truyền thống. Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến giết mổ nhỏ lẻ vẫn tồn tại. Do đó, việc thay đổi nhận thức để khuyến khích người dân chuyển từ thịt nóng sang sử dụng thịt mát là vấn đề cần được các cấp, ban ngành quan tâm nhiều hơn…
-
Đề xuất 4 chính sách phát triển thương hiệu nông sản Việt -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Thêm một loại trái cây sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ -
Máy tính, sản phẩm điện tử xuất khẩu đến ngày 15/12 tăng thêm 14,4 tỷ USD -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Nhiều ngành hàng xuất khẩu cán đích -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm
-
1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12 -
4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus