
-
Giao quyền chủ động hoàn toàn cho doanh nghiệp nhà nước
-
Người dân không cần làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập địa phương
-
Phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk làm tổ trưởng tổ phối hợp liên tỉnh về sáp nhập Đắk Lắk - Phú Yên
-
Đà Nẵng thống nhất sắp xếp còn 19 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo thực hiện cải cách tiền lương -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân không phải lên tỉnh giải quyết thủ tục hành chính
Sáng 29/12, Cục Thống kê TP.Đà Nẵng công bố số liệu thống kê kinh tế, xã hội năm 2020 trên địa bàn thành phố. Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, năm 2020, thành phố tăng trưởng âm 9,77% so với năm 2019, là một trong 5 địa phương trong cả nước có mức tăng trưởng âm. Đây là lần đầu tiên trong 23 năm kể từ khi chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, kinh tế - xã hội của thành phố có mức tăng trưởng âm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do đại dịch Covid-19.
Cục Thống kê TP.Đà Nẵng cho biết, doanh nghiệp trên địa bàn chịu nhiều tổn thất bởi dịch bệnh. Theo kết quả khảo sát nhanh hơn 15.000 doanh nghiệp, thì có đến 90% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu tác động nặng nhất với tỷ lệ hơn 91%, trong đó một số nhóm ngành có tỷ lệ 100% như sản xuất giày da, sản xuất giấy, sản xuất kim loại, thiết bị điện. Nguyên nhân chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp khó khăn khi tiếp cận nguồn nguyên vật liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp…
![]() |
Doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng chịu nhiều tổn thất do đại dịch Covid-19. |
Ngoài ra, doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm đáng kế, năm 2020 Đà Nẵng có 4.112 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc thành lập mới, giảm 28,3% so với cùng kỳ với tổng vốn đăng ký đạt 21.412 tỷ đồng. Có 1216 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể…
Theo Cục Thống kê TP.Đà Nẵng, với cơ cấu kinh tế hiện nay, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 65% GRDP của Đà Nẵng, có thể nói tăng trưởng của toàn nền kinh tế thành phố phụ thuộc rất lớn vào khu vực dịch vụ. Bên cạnh đó, lĩnh vực công nghiệp lại phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu nên Đà Nẵng có khả năng sẽ là địa phương tiếp tục chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh trong năm 2021 nếu tình hình dịch bệnh trên thế giới không được khống chế.
Đà Nẵng đã xây dựng kịch bản tăng trưởng năm 2021 tập trung vào một số lĩnh vực chịu tác động của dịch bệnh, đẩy mạnh cuộc cách mạng kỹ thuật số và đảm bảo phục hồi kinh tế xanh, sạch … Dự báo tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng năm 2021 là khoảng 6%.
-
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo thực hiện cải cách tiền lương -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân không phải lên tỉnh giải quyết thủ tục hành chính -
Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý về tài sản mã hóa -
Tiếp tục đề xuất cho Hải Phòng được lập khu thương mại tự do -
Hà Nội đẩy nhanh vận hành tổ chức bộ máy mới của cơ quan thuế các cấp -
Hà Nội điều chỉnh đơn giá tạm thời tuyến metro Cát Linh - Hà Đông -
Những hình ảnh tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G)
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép