-
Vướng mắc dự án đầu tư có sử dụng đất: Doanh nghiệp đề xuất phân cấp điều chỉnh quy hoạch -
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật: Giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc pháp lý -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% sau 9 tháng năm 2024 -
Đánh giá thực chất tình hình kinh tế - xã hội 2024 -
Mua điện gió từ Lào không quá 6,4 UScent/kWh -
Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7%
Kỳ họp ABAC III, với chủ đề “Nắm bắt. Tham gia. Kiến tạo” (Embrace. Engage. Enable) diễn ra từ ngày 26-29/07/2022 tại Khách sạn Hoàng Gia Hạ Long (Royal Ha Long Hotel) và Cung Hội nghị Quốc tế Hoàng Gia Hạ Long, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
150 đại biểu quốc tế là các thành viên ABAC bao gồm các lãnh đạo các tổ chức xúc tiến và đầu tư có uy tín và ảnh hưởng lớn, các tập đoàn, doanh nghiệp tiêu biểu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tham dự.
Đặc biệt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và có bài phát biểu quan trọng tới các đại biểu ABAC tại Phiên khai mạc Kỳ họp vào sáng ngày 27/7/2022 thể hiện sự quan tâm, chào đón và ủng hộ của Việt Nam đối với ABAC và các hoạt động của Hội đồng.
Trong bài phát biểu chào mừng, Chủ tịch nước “đánh giá cao việc ABAC đã tổ chức Kỳ họp III năm nay tại Hạ Long để thúc đẩy hợp tác trong khối doanh nghiệp tư nhân APEC, cùng nhau tìm cách phục hồi sản xuất kinh doanh thúc đẩy thương mại, đầu tư và kết nối lại các chuỗi cung ứng, và hướng tới phát triển sáng tạo, bền vững và bao trùm trong khu vực”.
Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh lợi thế của Việt Nam như một một nền kinh tế năng động, tiềm năng và đang thành công trong việc duy trì đà tăng trưởng tích cực và ổn định, đồng thời là điểm đến an toàn, hấp dẫn về đầu tư, và đặc sắc về danh lam thắng cảnh và du lịch: “Việt Nam là điểm đến bình yên, an toàn và tràn đầy tiềm năng hợp tác”, rộng mở vòng tay chào đón và khuyến khích các doanh nghiệp APEC”.
Mục tiêu của kỳ họp là xây dựng Báo cáo khuyến nghị của doanh nghiệp gửi lên các Bộ trưởng APEC, hoàn thiện Báo cáo thường niên của ABAC trình lên Lãnh đạo cấp cao của 21 nền kinh tế APEC và chuẩn bị nội dung cho Đối thoại giữa Lãnh đạo APEC với ABAC sẽ diễn ra trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 tại Thái Lan vào tháng 11 tới.
Theo đó, ABAC III tập trung thảo luận và khẳng định quyết tâm tiếp tục hợp tác chặt chẽ để ứng phó với thách thức trong việc duy trì quỹ đạo tăng trưởng của khu vực trước tình hình biến chuyển ngày càng phức tạp và có độ mở lớn và thay đổi nhanh chóng của kinh tế toàn cầu.
Một trong các mục tiêu của kỳ họp ABAC III là xây dựng Báo cáo khuyến nghị của doanh nghiệp gửi lên các Bộ trưởng APEC. |
Chủ tịch ABAC năm 2022 Kriengkrai Thiennukul cho biết: “Chúng tôi sẽ kêu gọi APEC hỗ trợ hệ thống thương mại dựa trên quy tắc toàn cầu, đẩy nhanh việc hiện thực hóa Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy các hành động giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo sân chơi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa và thúc đẩy kinh tế kỹ thuật số. Đây là những điều cơ bản để đảm bảo rằng khu vực của chúng ta sẽ liền mạch, năng động, linh hoạt và bền vững - và là nơi mà tất cả mọi người đều có thể tận hưởng những lợi ích và cơ hội do hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn mang lại".
Ông Kriengkrai Thiennukul nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi cho rằng, doanh nghiệp có thể đóng một vai trò cơ bản trong việc giúp phát triển các ý tưởng sáng tạo về biến đổi khí hậu và hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững, có khả năng phục hồi và các-bon thấp cho thế hệ tương lai, đồng thời hỗ trợ Mô hình Kinh tế Sinh học - Tuần hòa - Xanh (BCG).”
Chủ tịch ABAC năm 2022 Kriengkrai Thiennukul công bố kết quả của kỳ họp ABAC III. Ảnh: Thu Lê. |
Để tăng cường hội nhập kinh tế, ABAC đã liên tục ủng hộ việc hiện thực hóa Khu vực Thương mại tự do Thái Bình Dương (FTAAP), đề xuất lên các Bộ trưởng APEC các mục tiêu cần sớm thực hiện thông qua các chương trình hành động và ưu tiên trong 05 lĩnh vực: chuyển đổi số, phát triển bao trùm, bền vững, thương mại và đầu tư, và ứng phó với đại dịch.
Các trọng tâm của ABAC đã và sẽ tiếp tục theo đuổi là các ưu tiên trong việc tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển một cách bền vững với cách tiếp cận có tầm nhìn dài hạn thông qua áp dụng chuyển đổi số để tăng cường khả năng phục hồi và thúc đẩy sự đổi mới, đáp ứng nhanh với nhu cầu thị trường và môi trường kinh doanh liên tục thay đổi.
ABAC cũng ủng hộ chương trình nghị sự toàn cầu về tính bền vững, nền kinh tế Net Zero và thúc đẩy các lộ trình phục hồi xanh, đảm bảo an ninh và an toàn lương thực.
Nhân dịp ABAC III tổ chức tại Quảng Ninh, với tư cách là đơn vị tổ chức đăng cai sự kiện, VCCI đã phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ninh và các địa phương Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên tổ chức 2 sự kiện xúc tiến đầu tư quan trọng đó là: “Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Quảng Ninh 2022: Hội tụ và Lan tỏa” (ngày 26/7/2022) và “Diễn đàn Kết nối Kinh tế trục cao tốc phía Đông (VEHEC)” (ngày 28/7/2022).
Các thành viên chính thức hiện nay của ABAC Việt Nam gồm:
- Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch ABAC Việt Nam;
- Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, thành viên ABAC Việt Nam;
- Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Sovico Holdings, thành viên ABAC Việt Nam.
Hoạt động của ABAC năm 2022:
- Kỳ họp ABAC I: tại Singapore, từ ngày 15-18/02/2022.
- Kỳ họp ABAC II: tại Vancouver, Canada, từ ngày 25-28/4/2022.
- Kỳ họp ABAC III: tại Hạ Long, Việt Nam, từ ngày 26-29/7/2022.
- Kỳ họp ABAC IV: sẽ diễn ra tại Bangkok, Thái Lan, từ ngày 13-16/11/2022.
-
Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
Tăng cường giám sát thị trường vàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp -
Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế -
Thủ tướng yêu cầu giảm thuế, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp -
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam -
Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của ASEAN -
Thành công của Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN có đóng góp quan trọng của Việt Nam
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá