
-
Vinhomes lãi lớn trong quý I/2025 nhờ các dự án tại Hải Phòng và Hưng Yên
-
Ô tô TMT ghi nhận lãi tăng trong quý I/2025 nhờ tiết giảm chi phí
-
Động lực tăng trưởng mới của PVI
-
Thép SMC đột ngột điều chỉnh lỗ thành lãi năm 2024
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025 -
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
Quỹ Đầu tư Hạ tầng PVI không còn sở hữu cổ phiếu tại Afiex
Cụ thể, CTCP Dịch vụ tài chính và mua bán nợ Việt Nam vừa mua vào 800.000 cổ phiếu AFX để nâng sở hữu từ 3,64% lên 5,93% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 8/12.
Như vậy, sau giao dịch, CTCP Dịch vụ tài chính và mua bán nợ Việt Nam trở thành cổ đông lớn tại Afiex.
Ngoài ra, Tổng công ty Lương thực miền Nam - CTCP vừa bán ra 5.502.320 cổ phiếu AFX để giảm sở hữu từ 20,52% về còn 4,8% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 29/8.
Như vậy, sau giao dịch Tổng Công ty Lương thực miền Nam - CTCP không còn là cổ đông lớn tại Afiex.
Thêm nữa, từ ngày 19/4 đến 29/4, Quỹ Đầu tư Hạ tầng PVI vừa bán ra toàn bộ 17,85 triệu cổ phiếu AFX để giảm sở hữu từ 51% về 0% vốn điều lệ.
Ở chiều ngược lại, ông Đặng Quang Thái, Chủ tịch HĐQT vừa mua vào 2,85 triệu cổ phiếu AFX để nâng sở hữu từ 0% lên 8,14% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn, giao dịch được thực hiện từ ngày 27/4 đến ngày 27/5.
Tính tới 30/9/2022, Afiex chỉ còn hai cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết An Giang sở hữu 8,6% vốn điều lệ; ông Đặng Quang Thái sở hữu 8,1% vốn điều lệ.
Như vậy, với việc CTCP Dịch vụ tài chính và mua bán nợ Việt Nam vừa mua vào thêm 800.000 cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn, Công ty hiện có 3 cổ đông lớn.
Theo tìm hiểu, CTCP Dịch vụ tài chính và mua bán nợ Việt Nam được thành lập ngày 30/7/2013, địa chỉ tại số 52 phố Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Trong đó, đại diện pháp luật là ông Phạm Văn Thành sinh năm 1970 – Hà Nội. Ngoài ra, ông Thành còn là đại diện của Công ty TNHH Thủy Điện Đăk Lây; CTCP Đầu tư Thương mại An Bình Minh; CTCP Nông nghiệp GreenFarm; và CTCP Nông Nghiệp GreenFarm Mang Yang.
CTCP Dịch vụ tài chính và mua bán nợ Việt Nam đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.
Ở một diễn biến khác, Afiex vừa nộp hồ sơ niêm yết 35 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào ngày 30/11/2022.
Dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục 232,8 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022
Trong quý III/2022, Afiex ghi nhận doanh thu đạt 364,47 tỷ đồng, tăng 115,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 9,03 tỷ đồng, tăng thêm 8,95 tỷ đồng so với cùng kỳ (cùng kỳ lãi 0,08 tỷ đồng).
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng thêm 10,53 tỷ đồng lên 11,5 tỷ đồng (cùng kỳ 0,97 tỷ đồng); doanh thu tài chính tăng 213,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 9,52 tỷ đồng lên 13,97 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 163,6%, tương ứng tăng thêm 3,91 tỷ đồng lên 6,3 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 56,1%, tương ứng tăng thêm 3,54 tỷ đồng lên 9,85 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Afiex ghi nhận doanh thu đạt 989,51 tỷ đồng, tăng 90,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 27,16 tỷ đồng, tăng 562,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2022, Afiex đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 2.194,48 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 52,49 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 33,47 tỷ đồng, Công ty mới hoàn thành 63,8% kế hoạch lợi nhuận năm.
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2022, Afiex ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 232,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 215,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 64,59 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 202,2 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Như vậy, Công ty đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt.
Trước đó, trong năm 2021, Công ty cũng ghi nhận dòng tiền âm 191,3 tỷ đồng.
Được biết, từ khi niêm yết năm 2016 tới nay, chưa năm nào Afiex ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục như năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022. Trong đó, năm dòng tiền kinh doanh âm lớn nhất là năm 2018 với giá trị âm 152,08 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính tới 30/9/2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Afiex tăng 90,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 202,2 tỷ đồng lên 426,5 tỷ đồng, tương ứng chiếm 46,4% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/12, cổ phiếu AFX tăng 100 đồng lên 12.700 đồng/cổ phiếu.

-
Thép SMC đột ngột điều chỉnh lỗ thành lãi năm 2024 -
ĐHĐCĐ FECON 2025: Tập trung vào dự án hạ tầng trọng điểm, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới -
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025 -
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025 -
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội -
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025