-
Trung Quốc thông qua kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu -
Vương quốc Anh dẫn dắt xu hướng phục hồi thị trường văn phòng châu Âu -
ECB cắt giảm 0,25% lãi suất, dự đoán Fed giảm lãi suất 0,25% tăng từng giờ -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024
Ông Boris Johnson là người kế nhiệm tiềm năng được báo chí Anh nhắc nhiều sau khi bà Truss tuyên bố từ chức. Ảnh: AFP |
Thủ tướng Anh Liz Truss hôm 20/10 đã từ chức, kết thúc nhiệm kỳ 44 ngày ngắn ngủi sau những bất ổn kinh tế và đấu đá chính trị.
Phát biểu bên ngoài phố Downing chiều ngày 20/10, bà Truss cho biết bà đã nộp đơn từ chức tới Vua Charles sau cuộc gặp cùng ngày với ông Graham Brady, lãnh đạo Ủy ban lập pháp 1922 của đảng Bảo thủ.
"Với tình hình này, tôi không thể đảm đương vị trí mà đảng Bảo thủ đã gửi gắm", bà Truss nêu trong một bài phát biểu ngắn chiều 20/10.
Động thái của bà Truss diễn ra vài ngày sau khi một số quan chức cấp cao của chính phủ Anh từ chức và nhiều nghị sĩ đảng Bảo thủ công khai kêu gọi bà Truss từ chức.
Bà Truss cho biết sẽ tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng cho đến khi người kế nhiệm được xác định sau một cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trong tuần tới.
Dưới đây là những ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Thủ tướng Anh:
Rishi Sunak
Ông Rishi Sunak, cựu Bộ trưởng Tài chính Anh và từng là đối thủ chính của bà Truss trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ năm nay. Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh hiện là chính trị gia nhận được nhiều ủng hộ để kế nhiệm bà Truss.
Mặc dù thua bà Truss trong vòng bỏ phiếu cuối cùng, ông Sunak vẫn là lựa chọn hàng đầu trong số các nghị sĩ đảng Bảo thủ và được đánh giá là chính trị gia có thể thực hiện tốt trọng trách. Thật vậy, lời chỉ trích trước đó của ông Sunak đối với kế hoạch "cắt giảm thuế ngắn hạn" của Thủ tướng Truss đã trở nên có lý trong bối cảnh nền kinh tế Anh đang đứng trước nguy cơ suy thoái.
Cựu Bộ trưởng 42 tuổi được cho là người đã chèo chống đưa nền kinh tế Anh vượt qua khủng hoảng Covid-19, nên ông được tin là có khả năng dẫn dắt Vương quốc Anh đi qua cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng trầm trọng.
Tuy vậy, giới phân tích chính trị vẫn hoài nghi về khả năng đoàn kết của đảng Bảo thủ vốn đã bị chia rẽ mà trong đó cựu Bộ trưởng Tài chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ Thủ tướng Boris Johnson.
Dẫu vậy, một số người ủng hộ đảng Bảo thủ cho rằng ông Sunak vẫn là một lựa chọn phù hợp hơn về mặt chính trị, để tạo thế cân bằng với ứng cử viên Penny Mordaunt trong cuộc đua giành ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Penny Mordaunt
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Penny Mordaunt từng thu hút nhiều sự chú ý trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ trong mùa hè vừa qua khi "về đích" ở vị trí thứ ba sau bà Truss và ông Sunak. Cựu Bộ trưởng Penny Mordaunt chỉ đứng thứ hai sau ông Sunak trong vòng bỏ phiếu cuối cùng. Sau đó, bà Mordaunt đã duy trì mối quan hệ tốt với các nghị sĩ đảng Bảo thủ và hiện giữ vai trò lãnh đạo Hạ viện.
Chính trị gia 49 tuổi này cũng đứng ngoài cuộc đấu đá chính trị liên quan đến việc từ chức của ông Johnson. Hơn nữa, bà Mordaunt cũng đã chứng tỏ được năng lực lãnh đạo của mình trong những tuần đầu hỗn loạn khi bà Truss lên nắm quyền Thủ tướng.
Boris Johnson
Ông Boris Johnson, người từ chức Thủ tướng Anh 3 tháng trước, đã được báo chí Anh nhắc đến là ứng viên cử tiềm năng kế nhiệm bà Truss.
Bà Nadine Dorries, cựu Bộ trưởng Văn hóa và là đồng minh thân cận của ông Johnson, đã đăng tải dòng tweet hôm 20/10 rằng ông Johnson là nghị sĩ duy nhất có "sự tín nhiệm của các đảng viên (đảng Bảo thủ - BTV) và công chúng Anh" đã giành chiến thắng trong cuộc Tổng tuyển cử năm 2019.
Uy tín của ông Johnson bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bê bối chính trị xung quanh việc vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 và mối liên quan đến nghị sĩ bị thất sủng Chris Pincher.
Mặt khác, chính trị gia 58 tuổi gần đây đã không đề cập đến kế hoạch tái tranh cử, nhưng trong bài phát biểu chia tay số 10 phố Downing, ông Johnson ám chỉ đến sự trở lại số 10 phố Downing trong tương lai với lời lẽ: "tạm biệt", "hẹn gặp lại sau".
Ben Wallace
Sự ủng hộ trong đảng Bảo thủ dành cho ông Ben Wallace, Bộ trưởng Quốc phòng tương đối thấp. Tuy nhiên, được nhiều nghị sĩ ủng hộ, ông Wallace được xem là người được lựa chọn nhiều hơn để kế nhiệm ông Johnson, nhưng ông đã tự loại mình khỏi cuộc đua giành ghế Thủ tướng Anh do các tranh cãi với "đồng nghiệp và gia đình".
Chưa rõ lần này Bộ trưởng Quốc phòng có tham gia cuộc đua đến số 10 Downing hay không, nhưng ông từng trả lời tờ The Times rằng ông muốn giữ chức vụ hiện tại. Hơn nữa, ông hé lộ rằng ông có thể sẽ rời nhiệm sở nếu chính phủ Anh không cam kết thực hiện các mục tiêu chi tiêu quốc phòng mà ông đề ra.
Jeremy Hunt
Ông Jeremy Hunt, tân Bộ trưởng Tài chính, được coi là nhân vật quyền lực nhất trong chính phủ Anh hiện nay sau khi ông vào cuộc để đại tu kế hoạch kinh tế của bà Truss và xoa dịu thị trường đang hỗn loạn.
Chính trị gia 55 tuổi này được coi là một lựa chọn ổn định cho vị trí Thủ tướng Anh bởi trước đó ông từng đảm nhiệm một số vị trí cấp cao trong chính phủ, bao gồm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng văn hóa. Tuy nhiên, ông đã không thành công trong một loạt các cuộc đua đến số 10 phố Downing và hôm 20/10 ông được cho là đã tự rút lui khỏi các cuộc đua giành ghế Thủ tướng.
Cụ thể, khi trả lời kênh truyền hình Sky News, ông Hunt ám chỉ ông sẽ không chạy đua đến số 10 phố Downing.
Sẽ có một cuộc tổng tuyển cử?
Đảng Bảo thủ muốn nes tránh một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn năm 2025, nhưng kết quả các cuộc thăm dò ý kiến mới nhất cho thấy các thành viên đảng Bảo thủ sẽ phải chịu một thất bại nặng nề.
Tuy nhiên, nếu các nghị sĩ đảng Bảo thủ không thể đi đến một cuộc bỏ phiếu đồng thuận về một nhà lãnh đạo trong tương lai, thì rất có thể Vương quốc Anh sẽ phải tiến hành một tổng tuyển cử.
Lãnh đạo đảng Lao động đối lập Keir Starmer mới đây đã một lần nữa kêu gọi thực hiện một cuộc tổng tuyển cử ngay lập tức, đồng thời chỉ trích chính phủ Anh đang quá sa lầy trong "các cuộc cãi vã chính trị" thay vì lãnh đạo đất nước.
Bộ trưởng thứ nhất của Scotland, bà Nicola Sturgeon, cũng đã lặp lại những lời kêu gọi đó khi cho rằng một cuộc bầu cử là một "mệnh lệnh dân chủ".
Theo kết quả thăm dò dư luận gần đây, nếu một cuộc tổng tuyển cử được tiến hành ngay bây giờ, đảng Lao động đối lập sẽ giành được 411 ghế, trong khi đảng Bảo thủ sẽ chỉ giữ được 137 ghế, đánh dấu một thất bại lớn chưa từng thấy của đảng này kể từ năm 1997.
-
ECB cắt giảm lãi suất, không hé lộ bước đi tiếp theo -
Mức độ lạc quan của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc xuống thấp kỷ lục -
Kinh tế thế giới có thể "hạ cánh mềm" với kịch bản giá dầu 60 USD/thùng? -
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc phiên họp toàn thể đầu tiên -
Trung Quốc khai thác thị trường nợ ngoại tệ thông qua việc phát hành 2 tỷ euro trái phiếu tại Pháp -
ECB sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp kể từ năm 2019 -
Nhật Bản: GDP quý II/2024 được điều chỉnh giảm
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi