Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Alibaba chi 1 tỷ USD thâu tóm Lazada: Thị trường Việt Nam bị ảnh hưởng gì?
Tú Ân - 12/04/2016 16:43
 
Theo Bloomberg, Tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc là Alibaba đã đầu tư 1 tỷ USD để nắm quyền kiểm soát Lazada.

Theo Bloomberg, hôm nay, ngày 12/4, Alibaba đã phát đi thông cáo về việc sẽ trả 500 triệu USD cho cổ phần mới đồng thời mua cổ phiếu từ các nhà đầu tư hiện tại của Lazada gồm Rocket Internet SE, Tesco Plc và Investment AB Kinnevik.

Thương vụ này cũng bao gồm lựa chọn mua một số cổ đông của Lazada trong vòng 12 tới 18 tháng sau khi thương vụ kết thúc. Credit Suisse Group AG là cố vấn của Alibaba còn Goldman Sách Group Inc. là nhà cố vấn tài chính của Lazada.

Thông cáo riêng từ Rocket Internet cho biết tổng các giá trị thỏa thuận của Lazada ở mức 1,5 tỉ USD.

Ông Jack Ma, Chủ tịch Alibaba đã đặt ra một mục tiêu đó là một nửa doanh thu của công ty sẽ xuất phát từ các thị trường nước ngoài, trong đó Lazada sẽ bổ sung thêm doanh số cho mảng quần áo và đồ điện tử từ 6 thị trường Đông Nam Á. Trong khi đó, Alibaba hiện là công ty thống trị thị trường thương mại điện tử trong nước, và phần lớn công việc kinh doanh vẫn phải phụ thuộc vào Trung Quốc.

Lazar ra đời năm 2012 bởi tập đoàn Rocket và hiện đang hoạt động tại Indonexia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, trong đó Indonexia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á với 256 triệu dân.

Tại Việt Nam, theo công bố từ Lazada Việt Nam, công ty có hơn 1.000 nhân viên đến cuối năm 2015, kết nối với gần 4.000 nhà bán hàng, phân phối hơn 400.000 mặt hàng thuộc 13 ngành hàng khác nhau.

Ông chủ Alibaba đang vươn tay tới khu vực Đông Nam Á
Ông chủ Alibaba đang vươn tay tới khu vực Đông Nam Á

Trước đó, đã có nhiều đồn đoán Alibaba thâu tóm Lazara.

Giới thạo tin trong lĩnh vực thương mại điện tử cho rằng, việc Lazada Group rơi vào tầm ngắm của Alibaba không phải khó hiểu. Alibaba.com hiện chỉ mới phát triển ở Trung Quốc, nếu có được Lazada, Tập đoàn này sẽ ngay lập tức có mặt tại 6 thị trường ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Doanh thu của Lazada Group ở 6 thị trường này trong 4 năm qua là 1,3 tỷ USD, vượt qua con số 0,9 tỷ USD của Alibaba trong 4 năm đầu thành lập. Nghĩa là với thương vụ này, Alibaba thực sự trở thành một thương hiệu toàn cầu.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử, thị trường Việt Nam sẽ bị tác động mạnh, trong đó có cả tin vui lẫn tin buồn.

Thứ nhất, việc Lazada Group về chung nhà với Alibaba, doanh nghiệp sở hữu webstie đứng đầu mảng thương mại điện tử Trung Quốc sẽ giúp thị trường này của Việt Nam đi nhanh và chuyên nghiệp hơn theo đúng xu hướng thế giới.

Thứ hai, cả Alibaba và Lazada đều có thế mạnh về mảng hậu cần với quy mô lớn, việc sát nhập lại với nhau sẽ rất có lợi cho thị trường còn non trẻ như Việt Nam.

Đặc biệt, sẽ có một thế hệ nhân sự dành cho ngành thương mại điện tử chuyên nghiệp hơn được đào tào từ việc này. Trong 4 năm qua, nhân sự ở Việt Nam vẫn tự học là chính.

Đó là các tin vui. Nhưng cái giá phải trả không nhỏ. Bởi hiện nay, có đến 80% nguồn hàng kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu Alibaba tham gia vào sàn thương mại điện tử lớn, có hạ tầng giao nhận tốt ở Việt Nam như Lazada Việt Nam, cơ hội để hàng Việt Nam xuất hiện trên sàn sẽ thu hẹp đáng kể, do chi phí của doanh nghiệp Việt Nam thường cao hơn. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp có khả năng tự sản xuất mới ít bị ảnh hưởng.

Thứ đến, theo vị chuyên gia này, Lazada Việt Nam hiện là doanh nghiệp dẫn đầu, nên việc sáp nhập với Alibaba sẽ gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khác, thậm chí có thể coi là một đợt càn quét mới. Để tồn tại, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tìm những thị trường ngách, hoặc phải bỏ thêm vốn để đầu tư vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng chuyên nghiệp hơn.

Phải thẳng thắn, Alibaba sẽ mang đến lời thách đấu không nhỏ, nhất là với các doanh nghiệp Việt Nam luôn kêu cả thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp nội hết cửa. Thậm chí, sự xuất hiện của các ông lớn sẽ buộc doanh nghiệp Việt Nam năng động hơn trong nỗ lực xác định chỗ đứng nếu muốn tiếp tục cuộc chơi.

Alibaba đang thâu tóm dần các nhà xuất bản, công ty báo chí và truyền thông
Jack Ma đang có động thái mua số lượng lớn cổ phần của nhà xuất bản South China Morning Post, đây là hành động mở rộng đế chế mạnh mẽ của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư