Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Alibaba xác nhận mua lại cổ phần kiểm soát Lazada
Công Sang - 12/04/2016 15:40
 
Sau nhiều tin đồn đoán, hôm nay (12/4), Lazada Group đã xác nhận việc được Tập đoàn Abibaba mua lại cổ phần kiểm soát.

 Lazada Group xác nhận thương vụ

Theo thông tin từ Lazada Group, Tập đoàn Alibaba và Tập đoàn Lazada thông báo việc Alibaba đã ký kết thỏa thuận đầu tư sở hữu cổ phần kiểm soát vào Lazada. Giao dịch bao gồm khoản đầu tư 500 triệu USD vào vốn chủ sở hữu mới phát hành của Lazada và mua lại cổ phần của một số cổ đông của Lazada, tổng giá trị đầu tư của Alibaba là khoảng 1 tỷ USD.

Thương vụ này được kỳ vọng sẽ giúp những nhãn hàng và nhà phân phối trên toàn thế giới đang kinh doanh trên nền tảng của Alibaba, cũng như những nhà bán hàng địa phương, có thể tiếp cận được thị trường tiêu dùng Đông Nam Á.

.
Alibaba là khoảng 1 tỷ USD để hoàn tất thương vụ thôn tính Lazada.

Trang thương mại điện tử Lazada hiện vận hành tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tổng dân số của sáu quốc gia này vào khoảng 560 triệu người, cùng với khoảng 200 triệu người sử dụng Internet, theo Internet Live Stats. Hiện chỉ có 3% doanh thu bán lẻ của khu vực đến từ thương mại điện tử, Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ mang đến tiềm năng tăng trưởng vượt bậc khi tỉ lệ thâm nhập của internet tiếp tục tăng.

Trong thương vụ này, Alibaba đã tiến hành thỏa thuận với một số cổ đông nhất định của Lazada, cho phép Alibaba quyền được mua, và các cổ đông quyền được bán cổ phần còn lại của họ ở Lazada với mức giá thị trường trong 12 đến 18 tháng sau khi giao dịch hoàn thành.

Được thành lập năm 2012, Lazada là cổng thương mại điện tử dành cho các nhà phân phối, thương hiệu nội địa và quốc tế tại sáu thị trường khác nhau tại Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Với sự hiện diện trong toàn khu vực cùng với các năng lực đã được địa phương hóa 2 tại từng nước ví dụ như chuỗi cung ứng, giao vận và thanh toán, Lazada đã phát triển một giải pháp tối ưu cho các nhà phân phối và thương hiệu quốc tế muốn gia nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.

Credit Suisse (Hong Kong) Limited là đơn vị tư vấn tài chính độc quyền cho Alibaba và Goldman Sachs (Asia) LLC là đơn vị tư vấn tài chính độc quyền cho Lazada.

Cơ hội và thách thức cho thị trường Việt Nam

Ở Việt Nam, thương mại điện tử được dự đoán sẽ tăng trưởng hơn 30% mỗi năm từ 2016 đến 2020, theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM).

Lazada Việt Nam rất lạc quan về viễn cảnh thị trường và đang tập trung củng cố hệ sinh thái thương mại điện tử của mình bao gồm các nhà bán hàng và thương hiệu để mang đến sự lưạ chọn phong phú và trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất cho người tiêu dùng.

“Với kinh nghiệm về thương mại điện tử của Alibaba, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhà bán hàng tốt hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ trong nước, để đáp ứng sự mong đợi ngày càng cao của khách hàng và giúp họ phát triển kinh doanh”, ông Alexandre Dardy, Giám đốc điều hành Lazada Việt Nam cho biết.

Để minh chứng cho sự cam kết của mình với Việt Nam, Lazada gần đây đưa ra các chương trình để nâng cao trải nghiệm mua sắm và bán hàng, bao gồm phương thức giao hàng nhanh hơn.

Đầu năm nay, Lazada đã mở một trung tâm cung ứng ở Hà Nội để phục vụ các khách hàng miền Bắc hiệu quả hơn, cũng như mở rộng nhà kho tại Hồ Chí Minh. Để giúp cho nhà bán hàng tự chủ hơn, Lazada Việt Nam đã giới thiệu các khóa đào tạo tự động dễ dàng. Lazada Việt Nam cũng giới thiệu những dịch vụ toàn diện cho quy trình xử lý đơn hàng, phân tích và hỗ trợ marketing, từ đó, nhà bán hàng hoàn toàn có thể tiếp tục phát triển kinh doanh.

Trước đó Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn từng đã có một bài phân tích khi Lazada Group về chung nhà với Tập đoàn Alibaba. Về điểm tích cực, Công ty sử hữu webstie đứng đầu mảng thương mại điện tử Trung Quốc sẽ giúp thị trường thương mại điện tử Việt Nam đi nhanh và chuyên nghiệp hơn.

Thứ hai, cả Alibaba và Lazada đều có thế mạnh về mảng hậu cần thương mại điện tử với quy mô lớn, việc sát nhập lại với nhau sẽ rất có lợi cho thị trường còn non trẻ như Việt Nam.

Cuối cùng, sẽ có một thế hệ nhân sự dành cho ngành thương mại điệnt ử chuyên nghiệp hơn được đào tào từ việc này. Trong 4 năm qua, nhân sự thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn tự học là chính.

Tuy nhiên, cái giá phải trả cũng không nhỏ. Bởi hiện này, có đến 80% cửa hàng kinh doanh trực tuyến có xuất xứ từ Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể nào có chi phí tốt hơn nếu Alibaba nhập hàng trực tiếp thông qua một sàn thương mại điện tử lớn, có hạ tầng giao nhận tốt ở Việt Nam như Lazada Việt Nam. Chỉ có các doanh nghiệp có khả năng tự sản xuất mới ít bị ảnh hưởng.

Thứ đến, Lazada Việt Nam hiện đang là doanh nghiệp dẫn đầu nên việc sát nhập với Alibaba sẽ gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khác. Để tồn tại, họ phải tìm những thị trường ngách vốn đòi hỏi việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng chuyên nghiệp hơn.

Lazada Việt Nam dính tin đồn hết tiền
Tin đồn về việc Rocket Internet tìm đối tác để bán Zalora Việt Nam - website chuyên kinh doanh hàng thời trang chưa kịp nguôi, thì mới đây lại xuất...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư