-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Khối ngoại “chê” ngân hàng nội
VPBank giãn kế hoạch tìm kiếm đối tác ngoại sang cả năm 2015. Ảnh: C.C |
Gần đây, thị trường ngân hàng xôn xao tin đồn về việc Ngân hàng HSBC sẽ thoái gần 20% vốn khỏi Techcombank, khi hợp đồng thỏa thuận kỹ thuật giữa hai bên hết hạn vào tháng 6 tới và không được ký tiếp. HSBC cũng không cử đại diện nào tham gia HĐQT mới của Techcombank nhiệm kỳ 2014 - 2019.
Trước đó, Ngân hàng MDB cũng cho biết, Công ty đầu tư tài chính Fullerton Financials Holding (FFH, 100% vốn của Singapore) - hiện sở hữu 20% cổ phần của MDB - cũng sẽ thoái toàn bộ vốn tại MDB cho Maritime Bank khi Maritime Bank sáp nhập MDB.
Một trường hợp nữa có khả năng thoái vốn cao là Ngân hàng UOB (Singapore), nắm 20% vốn tại Southern Bank. Theo quy định, sau khi Sacombank sáp nhập Southern Bank, UOB sẽ đổi 20% cổ phần của UOB tại Southern Bank lấy cổ phần tại Sacombank. Tuy nhiên, đại diện Sacombank khẳng định, UOB chưa liên lạc với Sacombank. Hơn thế nữa, UOB cũng đang xúc tiến mua lại GPBank, cho nên khả năng UOB thoái vốn là rất cao.
Trước đó, cuối năm 2013, Ngân hàng OCBC, cổ đông ngoại nắm gần 15% cổ phần tại VPBank đã thoái 100% vốn tại ngân hàng này. Trước đó, IFC, ANZ cũng đã lần lượt thoái vốn khỏi Sacombank…
Không chỉ bị đối tác ngoại chia tay, công cuộc tìm kiếm đối tác ngoại mới của nhiều ngân hàng nội cũng rất chật vật. Cụ thể, Sacombank hai năm sau khi chia tay đối tác ngoại vẫn chưa tìm kiếm được đối tác mới.
Tương tự, HDBank dù đã lên kế hoạch tìm kiếm đối tác ngoại trong năm 2013, nhưng đã không thành công, buộc phải dời kế hoạch sang năm 2014. VPBank ngay sau khi chia tay đối tác ngoại cũng đã lên kế hoạch tìm kiếm đối tác ngoại khác, nhưng việc tìm kiếm không dễ dàng đã khiến ngân hàng này giãn kế hoạch kéo dài sang cả năm 2015…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, hiện tỷ lệ sở hữu (room) cho nhà đầu tư nước ngoài trong hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều.
Được biết, room của nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng nội tối đa là 30%, song đến năm 2013, tỷ lệ này của toàn hệ thống chưa tới 10%. Trong tổng số hơn 30 ngân hàng hiện nay, chỉ có vài ngân hàng đã kín room đối tác ngoại và rất nhiều ngân hàng không có đối tác ngoại nào.
“Âm mưu” mới của nhà đầu tư ngoại
Lý giải nguyên nhân nhà băng nội khó tìm nhà đầu tư ngoại, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho rằng, hiện nay, các nhà đầu tư ngoại cũng gặp khó khăn sau khủng hoảng tài chính. Hơn thế nữa, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã qua thời phát triển nóng, đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu, nên nhà đầu tư rất thận trọng khi rót vốn.
“Việc các nhà đầu tư ngoại rút vốn không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi nhà đầu tư ngoại khi đã thỏa mãn mục tiêu lợi nhuận, hoặc thấy mục tiêu không đạt được kỳ vọng, họ đều muốn cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, điều này không có nghĩa là lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đang trở nên kém hấp dẫn, mà dường như, nhà đầu tư ngoại đang toan tính một hướng đi mới, đó là kinh doanh độc lập.
Đơn cử, sau khi thoái vốn khỏi Sacombank, ANZ đã và đang đẩy mạnh sự hiện diện của một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, bằng việc tấn công thị trường bán lẻ và mảng doanh nghiệp nội.
HSBC dù chưa công bố kế hoạch thoái vốn khỏi Techcombank, nhưng cũng đã tăng vốn điều lên từ 3.000 tỷ đồng lên hơn 7.500 tỷ đồng cùng với dự định mở rộng quy mô hoạt động. Điều này cho thấy, HSBC đã sẵn sàng lao vào thị trường ngân hàng Việt Nam mà không cần thông qua ngân hàng nội nào.
Tương tự, sau một thời gian góp vốn vào Southernbank, UOB cũng muốn thành lập một ngân hàng 100% vốn ngoại tại Việt Nam. Tham vọng của UOB sắp trở thành hiện thực khi thương vụ mua lại GPBank của ngân hàng này đang chuẩn bị hoàn tất.
Việc mở cửa mạnh mẽ thị trường ngân hàng của Việt Nam theo cam kết hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cùng với nhiều thương vụ hợp tác nội - ngoại không mấy thành công đang khiến các ngân hàng ngoại muốn phát triển tự thân hơn là hợp tác với ngân hàng nội.
Dẫu vậy, không phải ngân hàng nào cũng có điều kiện để đi theo con đường này. Hiện Ngân hàng Nhà nước chưa có ý tưởng về nới rộng tỷ lệ sở hữu với nhà đầu tư nước ngoài. Ngay cả với những ngân hàng yếu kém, như GPBank, thì việc bán lại trên 30% vốn cũng phải được Thủ tướng quyết định. Nói cách khác, thời gian tới, muốn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, đa số nhà đầu tư ngoại vẫn phải thông qua nhà băng nội. Trên thực tế, vẫn còn nhiều đối tác ngoại bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam.
Một nguồn tin cho hay, FFH dù sắp chia tay MDB, nhưng sẽ không rút khỏi Việt Nam, mà đang tìm kiếm một nhà băng khác để hợp tác. Trong khi đó, lãnh đạo một công ty chứng khoán tại Hà Nội cũng khẳng định, có tới 4 ngân hàng lớn của Nhật Bản đang muốn đầu tư vào MB.
Trong bối cảnh dòng vốn ngoại ngày càng thận trọng, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, bí quyết giúp ngân hàng thu hút vốn ngoại là minh bạch và minh bạch. Sự minh bạch phải thể hiện từ các bản báo cáo cho đến quyết tâm minh bạch của HĐQT ngân hàng đó.
TIN LIÊN QUAN | |
M&A lĩnh vực ngân hàng nóng vì nới room | |
Ngân hàng nội - ngoại: Hợp tan là lẽ thường tình | |
VPBank sạch bóng vốn ngoại | |
Nhà đầu tư ngoại "mua đứt" ngân hàng yếu kém? |
Hà Tâm
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử