-
Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD -
Sửa đổi quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt -
Không để xảy ra tình trạng "quân xanh, quân đỏ" khi đấu thầu dự án cao tốc -
Thông xe một số đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt -
Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” cho dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3
Ông Michael Kelly, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của ACDL, công ty chủ quản trực tiếp triển khai dự án du lịch vốn đầu tý nước ngoài lớn nhất Việt Nam, The Grand Hồ Tràm, đồng thời cũng là Chủ tịch của AmCham |
Tại Hội nghị Tổng kết 30 năm thu hút ĐTNN tại Việt Nam, ông Michael Kelly cho rằng, sự hiểu lầm này đến từ sự phức tạp trong luật thuế Hoa Kỳ và cơ cấu doanh nghiệp đang tận dụng chuỗi cung ứng toàn cầu. Ví dụ như, cơ sở vật chất trị giá 1 tỷ USD tại khu công nghệ cao Sài Gòn là vốn đầu tư từ Intel Hồng Kông – do đó được tính là nguồn đầu tư từ phía Hồng Kông trong khi thực chất Intel là một công ty Hoa Kỳ.
Một ví dụ khác là nhà máy trị giá 100 triệu USD của P&G tại Bình Dương, là vốn đầu tư của P&G Singapore- do đó cũng được tính là nguồn đầu tý từ phía Singapore trong khi thực chất P&G là một công ty rất nổi tiếng của Hoa Kỳ. Có rất nhiều ví dụ như vậy.
Ông Michael Kelly khẳng định Hoa Kỳ là một trong những những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam và các công ty Mỹ ở Việt Nam đang cung cấp rất nhiều mặt hàng như mỹ phẩm, đồ uống, xe cộ, máy bay, phần mềm, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ giáo dục, ứng dụng điện thoại, dịch vụ tài chính và pháp luật, sản phẩm nông nghiệp…
Tái khằng định việc Bộ Kế hoạch và Ðầu tư mong muốn Việt Nam tiếp tục thu hút thêm nhiều vốn ĐTNN, vị Chủ tịch AmCham cho biết, đó cũng là mong muốn của chính AmCham.
"Chúng ta đang sống trong một thế giới cạnh tranh. Ngay bây giờ, hầu hết tất cả các quốc gia trong khu vực đều đang nỗ lực phát triển một nền kinh tế kỹ thuật số hiện đại, nhằm thu hút vốn đầu tư tương lai và những công việc đãi ngộ cao cho người dân của họ", vị Chủ tich phát biểu.
Ðể Việt Nam trở nên thành công, ông Michael Kelly cho rằng, tác phong quan liêu không hiệu quả phải được kiểm soát và hành lang pháp lý quốc gia phải ổn định. Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp ĐTNN cần một môi trường khích lệ để phát triển.
Ông cũng cho biết, các nhà đầu tư Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên quan điểm lạc quan về tương lai kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, đi cùng đó là quan ngại với những đổi thay gần đây trong chính sách và luật lệ, mà không đồng nhất với những phương pháp tối ưu của quốc tế.
"Những thay đổi này có thể khiến các nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều rủi ro và trở ngại khi đưa ra quyết định triển khai. Luật Ðầu tư và những quy định kèm theo nên có thêm những điều khoản rõ ràng và chi tiết về đảm bảo quyền lợi đầu tư nhằm nâng cao sự an tâm cho các nhà đầu tư. Các nhà ĐTNN cần một sân chơi bình đẳng, không chỉ là thu hút thêm nhiều vốn ĐTNN trong tương lai, mà còn là giữ gìn được những nguồn vốn ĐTNN đang có sẵn ở đây", ông Kelly nói.
Nhận thức được tầm quan trọng mà chính phủ kỳ vọng vào thu hút vốn ĐTNN, AmCham cũng mong muốn có được cơ hội hợp tác với chính phủ và các tổ chức nhằm chinh phục những thử thách và ngăn chặn những vấn đề bởi vì các thành viên AmCham tin tưởng rằng, môi trường kinh doanh có thể được hỗ trợ tối đa bởi những hành động nhằm tăng năng suất, giảm thiểu chi phí và rủi ro đầu tư tại Việt Nam. Ông Kelly cho biêt, các nhà đầu tư Hoa Kỳ thống nhất bởi một cam kết chung với quy định về tự do thương mại, mở cửa thị trường, doanh nghiệp tư nhân và luồng thông tin không bị hạn chế.
Bên cạnh đó, AmCham cũng cam kết hỗ trợ Chính phủ vì sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cũng như sự đóng góp của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chủ tịch AmCham cho rằng, trong thực tế, có rất nhiều các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động trong nhiều lĩnh vực trở thành đối tác chiến lược với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Kể từ khi thành lập, AmCham đã khẳng định rằng những nhà ĐTNN chất lượng cao không chỉ giúp phát triển nền kinh tế Việt Nam, mà còn giúp đẩy mạnh phát triển toàn bộ hệ sinh thái của các doanh nghiệp và các nhà khởi nghiệp địa phương.
Một thông tin được bật mí, tới đây, AmCham sẽ sớm hợp tác triển khai chương trình LinkSME của USAID trị giá 22 triệu USD giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam sớm hội nhập với chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Những chương trình như thế này không chỉ giúp các nhà ĐTNN tìm kiếm đối tác phù hợp, mà còn giúp phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách toàn diện", ông Kelly nhìn nhận.
Nhìn về 30 năm tiếp theo, chủ tịch AmCham đánh giá, Việt Nam có rất nhiều cơ hội tuyệt vời. AmCham sẽ tiếp tục làm việc để giảm thiểu những rào cản thương mại, nhằm giúp chính phủ Việt Nam có nhiều cơ hội dễ dàng hơn để kinh doanh, và tạo ra một môi trường kinh doanh chất lượng cao, minh bạch và ổn định cho các nhà đầu tư như chúng tôi và các bạn ở đây có được sự tiếp cận công bằng tới cơ hội này.
-
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt -
Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” cho dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tháng 1/2025 tăng 48,6% -
Tổng công ty Phát điện 1 nghiên cứu dự án nhiệt điện tại Quảng Trị -
Bình Định tiếp tục tìm nhà đầu tư nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ đồng -
Trong một tháng, thu hút FDI vào khu công nghiệp Đồng Nai đạt 78% kế hoạch năm -
Bình Dương tập trung gỡ vướng các dự án truyền tải điện trong quý I/2025
- BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service