
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang |
UBND tỉnh An Giang vừa có Báo cáo đánh giá giữa kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 (đầu kỳ), tỉnh An Giang được giao tổng số kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách nhà nước là 23.552.650 triệu đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 7.174.050 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương là 16.378.600 triệu đồng.
Tổng số kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 sau khi được điều chỉnh, bổ sung là 28.093.664 triệu đồng, tăng 4.541.014 triệu đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 10.546.927 triệu đồng, tăng 3.372.877 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương là 17.546.737 triệu đồng, tăng 1.168.137 triệu đồng.
Lũy kế bố trí kế hoạch vốn 3 năm 2021-2023 là 18.373.437 triệu đồng, chiếm 65,40% tổng vốn và lũy kế giải ngân (năm 2023, tính đến hết quý I/2023) là 9.090.116 triệu đồng, đạt 54,20% tổng kế hoạch vốn 3 năm 2021-2023. Ước hết niên độ thực hiện và giải ngân năm 2023, tổng vốn giải ngân là 16.261.853 triệu đồng, đạt 88,5%.
Theo UBND tỉnh An Giang, nhìn chung, trong giai đoạn 2021-2025, công tác lập, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo tuân thủ theo quy định. Từ đó, hiệu quả đầu tư công từng bước được cải thiện.
Phân bổ vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 đã ưu tiên cho các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công hoàn thành đã giải quyết những yêu cầu bức thiết trong đời sống kinh tế, xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Qua việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trong 3 năm 2021-2023, với số kế hoạch vốn đã giao là 65,40% và tỷ lệ giải ngân ước đạt 88,42% và đã thể hiện tính khả thi cao của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách nhà nước. Số kế hoạch vốn còn lại để bố trí vốn các năm 2024, 2025, tỉnh phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân từ 95% trở lên, làm cơ sở thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025.
Tuy nhiên, UBND tỉnh An Giang cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trong 3 năm 2021-2023 của tỉnh còn những khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, trong những năm đầu triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhiều dự án đang trong quá trình điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định, nên tỷ lệ giải ngân chưa cao.
Tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, giải ngân vốn của các dự án phải tiến hành thực hiện giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án khởi công mới. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: theo quy định của Luật Xây dựng, các dự án khởi công mới được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công hàng năm, phải mất rất nhiều thời gian (khoảng từ 4 đến 6 tháng) để triển khai các thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán công trình mới đủ điều kiện tổ chức đấu thầu thi công nên tiến độ giải ngân vốn của những dự án khởi công mới chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm.
Ngoài ra, chính sách về giá đất có sự chênh lệch lớn giữa giá thực tế ngoài thị trường và giá của nhà nước ban hành; chủ đầu tư mất nhiều thời gian, thủ tục để xác định nguồn gốc đất thu hồi qua đó làm chậm tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Thêm vào đó, trong những tháng đầu năm 2022, tình hình khan hiếm nguồn cung vật liệu xây dựng, giá nhiên, vật liệu tăng đột biến (đặc biệt là giá sắt, thép, xi măng, cát xây dựng,... tăng mạnh so với dự toán đã được duyệt) dẫn đến tâm lý thi công cầm chừng để chờ hướng dẫn điều chỉnh, chính sách bù giá vật liệu xây dựng; một số dự án phải điều chỉnh dự dự án, điều chỉnh biện pháp thi công do tăng tổng mức đầu tư.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn