-
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định
Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư vừa ký Công văn số 290/BC-UBND gửi các Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; Văn phòng Chính phủ về việc Báo cáo tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 và khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Theo Báo cáo nêu trên, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 của tỉnh An Giang được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 3/12/2022 là 7.648.285 triệu đồng. Đến nay, địa phương đã phân bổ chi tiết 7.586.717 triệu đồng, đạt 99,20% vốn Thủ tướng Chính phủ giao, số chưa phân bổ chi tiết là 61.568 triệu đồng (vốn ngân sách trung ương là 55.971 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương là 5.597 triệu đồng).
Về tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 của tỉnh An Giang, tính đến ngày 30/3/2023, kế hoạch vốn năm 2023 đã giải ngân là 476.546 triệu đồng, đạt 6,23% kế hoạch vốn được giao (kể cả vốn Chương trình mục tiêu quốc gia), trong đó:
Vốn ngân sách trung ương giải ngân là 163.270 triệu đồng, đạt 4,21% kế hoạch vốn được giao; vốn ngân sách địa phương giải ngân là 313.276 triệu đồng, đạt 8,32% kế hoạch vốn được giao.
Ước giải ngân đến hết tháng 4/2023 là 845.102 triệu đồng, đạt 11,05% (trong đó, vốn ngân sách trung ương là 283.176 triệu đồng, đạt 7,29%; vốn ngân sách địa phương là 561.926 triệu đồng, đạt 14,92%).
An Giang phấn đấu giải ngân giải ngân cả năm (từ 1/1/2023 đến 31/01/2024) là 7.648.285 triệu đồng, đạt 100% (trong đó, vốn ngân sách trung ương là 3.882.709 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương là 3.765.576 triệu đồng).
Theo UBND tỉnh An Giang, hiện nay, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước là bên cạnh vướng mắc về thể chế (không tách riêng việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với dự án nhòm B, C; quy định về điều chỉnh chủ trương đầu tư), thì khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng tuy có chuyển biến tích cực nhưng thủ tục vẫn còn kéo dài, đặc biệt là đối với các dự án thuộc lĩnh vực giao thông và nông nghiệp có kế hoạch vốn lớn.
Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu còn chậm trễ so với thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2023.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số chủ đầu tư, nhà thầu thi công và một số dự án chưa được triển khai quyết liệt, đẩy mạnh tiến độ thi công.
Ngoài ra, giá nguyên, nhiên liệu, xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến phương án tài chính của các nhà thầu thi công; khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp mặt bằng.
UBND tỉnh An Giang chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công là do nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, nhất là các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện. Vai trò người đứng đầu tại một số nơi chưa được phát huy đầy đủ, năng lực lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án còn hạn chế; vướng mắc về giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm; còn khó khăn về khai thác vật liệu xây dựng; sự phối hợp giữa các cơ quan có những lúc còn thiếu chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt; việc xử lý các trường hợp chậm trễ, vi phạm quy định còn chưa kịp thời...
Từ thực tế trên, UBND tỉnh An Giang kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án để đẩy nhanh tiến độ thự hiện dự án (Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 7994/BKHĐT-TH ngày 7/11/2022 báo cáo Thủ tường Chính phủ về nội dung này).
Về điều chỉnh chủ trương đầu tư, theo Khoản 5 Điều 43 của Luật Đầu tư dự án chỉ điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, nội dung này chưa đảm bảo theo Khoản 2, Điều 16 Luật Đầu tư công quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi quyết định đầu tư chương trình, dự án không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. UBND tỉnh An Giang đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét văn bản hướng dẫn cụ thể nội dung này.
-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024