
-
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
-
Sẽ có học bổng và tín dụng ưu đãi sau tốt nghiệp cho nhân lực công nghệ cao
-
Tháng 10/2025 sẽ trình Quốc hội Dự án Luật Thương mại điện tử
-
Tháo gỡ vướng mắc các dự án để tạo đột phá tăng trưởng cho tỉnh Gia Lai -
Đề xuất thay đổi thời gian công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội
Một góc thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang |
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Quyết định số 826/QĐ-UBND kiện toàn Ban Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh An Giang và Tổ giúp việc.
Theo đó, Ban Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh An Giang (gọi tắt là Ban) có nhiệm vụ, quyền hạn là thừa lệnh của Chủ tịch UBND Tỉnh chỉ đạo, điều hành, điều phối, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các Sở, ngành và địa phương hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận dự án đầu tư, cơ chế chính sách và quy định của Nhà nước, hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư và triển khai thực hiện đối với các dự án đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư và các dự án hoặc đề xuất dự án đã ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư.
Đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp xúc và tổ chức triển khai dự án của nhà đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; Thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh An Giang và xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện, công khai, minh bạch.
Bên cạnh đó, Ban trực tiếp giải quyết kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả theo quy định của pháp luật đối với các nội dung, kiến nghị, đề xuất của nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, trường hợp vượt thẩm quyền thì xin ý kiến của cấp trên trước khi quyết định.
Đối với những dự án quan trọng, quy mô lớn hoặc những dự án có khai thác, sử dụng đất tại những vị trí có giá trị cao, có tính chất lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, Ban có trách nhiệm cân nhắc toàn diện các yếu tố có liên quan để tham mưu và xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy hoặc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định trước khi triển khai thực hiện.
Các Tổ giúp việc gồm có: Tổ Tổng hợp, Tổ Quy hoạch - Xây dựng, Tổ Giải phóng mặt bằng.
Đối với Tổ Tổng hợp, có nhiệm vụ là đầu mối tiếp nhận thông tin dự án, đề xuất dự án, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư để tổng hợp báo cáo và tham mưu Trưởng Ban Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết theo quy định;
Sắp xếp, bố trí lịch gặp gỡ định kỳ hoặc đột xuất giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư và Ban Hỗ trợ doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; khi cần thiết sẽ mời Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan và địa phương tham dự;
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Trưởng Ban Hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh...
Tổ Quy hoạch - Xây dựng có nhiệm vụ chủ động hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư và UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện các thủ tục phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, các thủ tục về thỏa thuận quy hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, cấp giấy phép xây dựng đối với từng dự án cụ thể;
Phân công một cán bộ đầu mối phản ứng nhanh để hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai các thủ tục về quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng;
Kịp thời phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư theo thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị cấp thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật...
Đối với Tổ Giải phóng mặt bằng, có nhiệm vụ chủ động hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về đất đai, môi trường đối với từng dự án cụ thể;
Nghiên cứu tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh cơ chế, giải pháp và phương án tạo quỹ đất để triển khai thực hiện từng dự án cụ thể do nhà đầu tư đề xuất trên cơ sở vận dụng cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên theo hướng có lợi nhất cho nhà đầu tư;
Phân công một cán bộ đầu mối phản ứng nhanh để hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai các thủ tục về đất đai, môi trường, khai thác và xả nước thải vào nguồn nước.
Kịp thời phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư theo thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị cấp thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật…
-
Tháo gỡ vướng mắc các dự án để tạo đột phá tăng trưởng cho tỉnh Gia Lai -
Đề xuất thay đổi thời gian công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội -
Bộ Công an nói gì về vụ sữa giả HIUP và thực phẩm Ofood? -
Trong năm nay, tất cả thủ tục liên quan đến doanh nghiệp sẽ được giải quyết trực tuyến -
Sẽ “khoán tăng trưởng” GRDP năm 2025 cho 34 địa phương sau sáp nhập -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm -
Khánh Hòa công bố danh sách lãnh đạo các sở, ngành
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh